Nếu như bạn không biết điều này, thì bạn có thể đang dẫn đến xung đột máy chủ và plugin làm chậm website của bạn đi rất nhiều.
Khi bạn đã có cache phía máy chủ rồi thì có cần plugin cache cấp phần mềm nữa không?
Cấp độ cache mình đang nói đến ở đây là cách page full html, là tầng thứ 4 trong cache WordPress, nếu như bạn chưa biết cache full page html là gì bạn có thể tham khảo:
Mục lục
Cache HTML page full là gì
Cách làm việc WordPress thực hiện bằng PHP + MYSQl để tạo ra HTML.
Quá trình cache html là lưu html ở trong ổ cứng ssd hay hdd của bạn.
Nguyên tắc : sql + php thì luôn chậm hơn gấp 8 lần so với html
Nếu bạn áp dụng html page full thì tốc độ website của bạn cải thiện lên gấp 8 lần đó. đó là nguyên lý cơ bản thôi nhưng database của bạn lớn thì máy chủ càng tốn thời gian truy suất lâu hơn…
HTML cache giúp giảm 90% TTFB ( thời gian kết nối file đầu tiên từ máy chủ đến trình duyệt, google khuyến cáo chỉ số này phải dưới 200ms, nếu bạn có máy chủ webhost không ngon thì bạn đang mất 1 giây thì khi bạn áp dụng tuyệt kỹ này thì giờ bạn đã giảm được còn 1000ms x 90% = mà thôi bạn tự tính giúp mình nhé.
Mình sẽ không nói chuyên sâu về cache full html nữa nếu bạn muốn tìm hiểu khi nào chi tiết bạn có thể tham khảo tại bài viết 5 cấp độ cache của mình.
Bài này mình chỉ nói sương sương thế thôi nhé.
Cách thức tạo html cache
có 2 cách chủ yếu: 1 là cấp máy chủ và 2 là cấp phần mềm php (plugin cache).
plugin cache thì có 2 thể loại
Plugin hỗ trợ cho máy chủ, và plugin thẩm quyền riêng ( tự tạo php cache).
Plugin cache plugin thẩm quyền riêng :là plugin cache tạo cache bằng cấp php trong đó nổi tiếng có đại diện rất tốt là WP-Rocket, Swift performance, WP Fastest Cache,Cache Enabler,Breeze …
Plugin hỗ trợ cho máy chủ : loại thứ 2 là plugin cache chỉ là dạng quản lý cấp máy chủ nhưng Litespeed Cache, Sg Optimizer, Swift performance, Memcached Object Cache…
Nhiều hãng share hosting cao cấp họ có tính hợp sẵn cache phía máy chủ, họ sợ khách hàng của họ cài plugin cache cấp phần mềm thông thường và gần như 90% họ sẽ khóa cache trình tạo cache plugin chỉ để sử dụng tối ưu hóa file của plugin đó mà thôi. hoặc là người thiết lập cache websever sẽ được thiết lập sẵn mọi thứ nhưng tắt mặc định cache websever cần phải bạn phải tải một plugin nào ví dụ như Plugin LiteSpeed cache đó để bật nó lên rồi ghi đè trong file .htaccess
vì lý do sợ xung đột giả sự cache websever bạn đang hoạt động nhưng người dùng vô tình dùng plugin cache như wp rocket sẽ bị xung đột.
Thì cache cấp độ máy chủ sẽ không có cái đó, tuy nhiên nếu như bạn sử dụng plugin cache phần mềm mà đã có cache phía máy chủ mà plugin đó không được hỗ trợ tốt sẽ dẫn đến tai hại xung đột.
Ví dụ xung đột phổ biến nhất năm 2021: là bộ đôi websever nginx đã có cache fastcgi mà vẫn dùng wp-rocket, bộ đôi này chạy thì vẫn chạy được website nhưng làm chậm đi website đi đáng kể, bạn đang dùng bộ đôi này bạn hãy bỏ plugin wp-rocket ra tốc độ còn cài thiện hơn nhiều.
Plugin hỗ trợ máy chủ một số plugin tiêu biểu
có nhiều plugin hỗ trợ để cải thiện tính năng gia tăng sức mạnh cho máy chủ, mình cũng không hài lòng với một số plugin của nhà share hositng như plugin sg optimizer… mình thấy thì mục đích tiết kiệm tài nguyên nhiều hơn là dùng hết sức tận dụng tối đa sức mạnh của webhost.
Mình thích và rất kết plugin litespeed cache: nếu bạn đang sử dụng Litespeed Websever thì đây là plugin hoàn hảo dành cho bạn.
Cách plugin hỗ trợ máy chủ này hoạt động là sử dụng kết nối với máy chủ thông qua .htaccess
File .htaccess là thứ kết nối như người thông dịch viên tương tác giữa người dùng WordPress website với máy chủ: website của bạn muốn làm gì đó thì yêu cầu htaccess rồi file htaccess gửi đến máy chủ để máy chủ làm việc. ( thứ tự ưu tiên ghi đè trong websever là .htaccess > cấp vhost > cấp máy chủ)
plugin Swift Performance là plugin mình thấy toàn năng nhất, vừa cache được cấp máy chủ vừa cache được cấp phần mềm.
swift performance là nhạc nào cũng nhảy được, tùy vào cài đặt của bạn. swift performance cache rất ngon nếu bạn đang sử dụng plugin chỉ cần điều chỉnh tạo cache với quy tắc viết lại, là thế sử dụng ngon.
Còn w3c total cache cũng toàn năng và ổn nhưng gần như nó không dành cho những người dùng cơ bản ( trừ khi bạn là một dân chơi tăng tốc độ load website chính tay bạn là người lập ra websever đó bạn hiểu cấu hình, bạn rất pro dùng mới có thể dùng được plugin này trên thế giới ít người có thể sử dụng được plugin một cách tối ưu lắm, gần như chỉ nát đi mà thôi, đừng nghe lên mạng cách thiết lập w3c total cache tối ưu cá nhân mình thấy đéo hiểu kiểu gì, cache tôi của bạn khác nhau, và trang của bạn khác tôi, thông số thiết lập websever của bạn khác tôi, lời khuyên đừng dùng plugin w3c total cache trừ khi bạn là một dân chơi hiệu suất tốc độ load website, và đừng lên mạng nghe hướng dẫn tối ưu thiết lập w3c cache ấn như cái máy khuôn khổ và nhận ra rằng tệ thật)
Plugin cache phần mềm tiêu biểu
nếu như websever của bạn, không được hỗ trợ cache phía máy chủ thì mới sử dụng cache cấp phần mềm nhé.
1: WP-rocket.
2: Swift Performance
đây là 2 plugin mình thấy là cache cấp phần mềm ngon nhất ( wp-rocket thì đừng dùng cho websever nginx).
đối với mình thì cache phía máy chủ vẫn luôn luôn tốt hơn rất nhiều nhanh hơn và tiết kiệm với, tuy nhiên dùng cache phía phần mềm chỉ đơn giản là chữa cháy tạm thời.
Hãy chuyển qua cache cấp máy chủ tốt hơn rất nhiều
Bây giờ năm 2021 thì mua 1 con vps hoặc mua 1 con share bình thường thì giá cũng ngưỡng ngưỡng nhau, nếu bạn bỏ ra 200.000 VNĐ/ 1 tháng.
Lúc cách đây vài năm trước thì công nhận vps giá nó đắt hơn rất nhiều so với share hosting tuy nhiên năm 2020 thì thị trường cạnh tranh vps giá cũng chả khác mấy so với share hosting mà cho tốc độ vượt trội hơn rất nhiều, tuy nhiên bạn phải tự cài đặt và quản trị.
Hãy chuyển sang cache cấp máy chủ, nếu bạn mua vps mà không biết cài đặt thì vps như thế nào thì bạn cứ yên tâm bên mình có một seria cài đặt openlitespeed cho websever từ a đến z, cho dù bạn không biết gì về linux chưa bao giờ đụng vào vps thì bạn cứ yên tâm bạn vẫn làm được bình thường, bạn chỉ cần copy + paste và làm theo sự hướng dẫn của mình.
Bài viết: hướng dẫn cài đặt openlitespeed cách cài đặt của mình cực kì tối ưu cho WordPress bạn cứ yên tâm làm theo.
Nếu bạn thấy khó khăn quá thì liên hệ với mình, mình làm dịch vụ cài đặt openlitespeed webgui cho
openlitespeed là mã nguồn mở của Litespeed miễn phí mà chạy rất ngon.(đừng bao giờ dụng openlitespeed cyberpanel hãy cài kiểu openlitespeed webgui thì nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều, bảo mật tốt hơn rất nhiều)
Điều mà Plugin cache làm được trong khi cache phía máy chủ lại không thể
Khi bạn sử dụng Plugin cache hay plugin Tăng tốc website nhu cầu của người dùng đa phần của người dùng không chỉ cần mỗi cache không thôi, mà cần kiểu mua xôi tặng kèm lạc được thêm những tính năng được tích hợp sẵn để giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình tăng tốc mà bạn mong muốn sử dụng như nén file, tạo css quan trọng, tải không đồng bộ css, defer javascript, lazy load image…
Kết luận:
Cache cấp websever luôn luôn đem lại sự hiệu quả hơn khi so sánh với cấp php plugin khi so sánh về mặt tốc độ đặc biệt là khoản tiết kiệm tài nguyên máy chủ thì cache cấp websever đây là thứ cache cấp websever tỏa sáng.
Hãy ưu tiên sử dụng cache websever phía máy chủ khi máy chủ của bạn được hỗ trợ nếu trong trường hợp máy chủ của bạn không được hỗ trợ thì bạn có thể chống cháy bằng cách sử dụng cache cấp php plugin cũng là một giải pháp không tệ lắm.
Bài viết này mình sẽ nói chủ yếu về đã có đã có cache máy chủ thì plugin cấp phần mềm nữa không.
Câu trả lời: Theo cá nhân của mình là vẫn có.
Vì plugin cache không phải đơn giản là để tạo cache, nó còn những tính năng mà cache không thể có như tối ưu css, javascript, nén tạo css quan trọng, tải không đồng bộ, lazy load… nó có thể hỗ trợ bạn trong quá trình clear xóa cache giám sát cache đã cache được chưa hay có đang bị lỗi gì không một cách dễ dàng hơn và tận chí phần trên mình có nói là để kích hoạt cache websever thường thường người thiết lập websever sẽ đảm bảo an toàn tránh bị xung đột sẽ tắt mặc định cache websever đi nếu bạn muốn sử dụng thì cần phải tải plugin và kích hoạt lên thì mới có thể sử dụng cache websever.
Nguyễn Công Phúc đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Mình không rõ Cloud host AZdigi có cache không, chỉ thấy bật cache của litespeed lên đúng là có chậm hơn thật :v
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
nếu bạn muốn biết chính xác nhất là liên hệ trực tiếp với họ.
Đức đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
giả sử e ko cài bất kì plugin cache nào > e thay đổi trong wp admin > ra ngoài ko thấy thay đổi > e xóa cache trình duyệt đi thì lại thấy
ý e là: e ko phân biệt được cache của wordpress (khi cài plugin), cache của trình duyệt (google chrome), và cache của máy chủ (share hosting)
khác nhau cơ bản thế nào, tác động đến wp ra sao
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
em có 1 bài viết về chủ đề này anh có thể tham khảo qua 5 cấp độ cache wordpress. Em nghĩ bài viết này có thể giải đáp được thắc mắc của a
hongvi đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
web mình lượng truy cập khá thấp, rất nhiều sản phẩm thì nên dùng cache nào. Mình muốn khách vô lần đầu có tốc độ tốt. Mình thấy wp-rocket nó nén hết lại thì phải, nên lần đầu rất chậm…
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
nhiều trang thì chỉ có cache cấp máy chủ thì mới cân được thôi, với mình hiện tại thì wordpress sử dụng LSCache là tốt nhất mình nghĩ LScache có thể giải quyết được vấn đề này của bạn
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
nếu bạn đang dùng larvps có thể chuyển qua wptangtoc ols là script mình viết hỗ trợ openlitespeed + lscache… nếu trong trường hợp của bạn kiểu mình vẫn muốn sử dụng larvps nginx thì chỉ có đầu tư Swift Performance Pro (phiên bản trả phí của Swift Performance) thì mới có thể cân được kèo này
hongvi đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
à hiện tại mình dùng vps cài script larvps