Những lệnh thường dùng để quản trị webhost, chỉ cần lắm được những lệnh cơ bản này là bạn đã đủ sức toàn quyền quản trị webhost rồi.
Đây là danh sách những lệnh mình thấy là thường xuyên sử dụng và chỉ cần lắm được những lệnh này là bạn cũng gọi là cao thủ đủ để tự quản trị vps rồi.
Nó đơn giản lắm, đừng nghĩ đến mã lệnh nhìn vào rối hết mắt thực chất bạn chỉ cần thành 13 câu lệnh này thôi là thừa sức quản trị rồi
Mình là không con người không thích sử dụng cpanel, hay phpmyadmin những công cụ hỗ trợ thay thế lệnh cơ bản quản trị ssh command.
Những cpanel công cụ hỗ trợ quản trị đó ăn khá nhiều tài nguyên, nếu dùng vps thì đúng là không lên sử dụng chạy con vps 1 nhân cpu thì cpanel mấy cái hỗ trợ quản trị ăn hết 30% thì làm ăn gì nữa, chưa nói đến lỗ hỏng bảo mật thêm một mối lo thêm.
Tốt nhất là loại bỏ không sử dụng cpanel, phpmyadmin, directadmin … dùng bằng các lệnh command ssh, tài nguyên mà mấy cái cpanel nó ăn thì để đó để phục vụ người dùng tăng tốc website thì tốt hơn.
Giờ chúng mình cùng nhau bắt đầu những lệnh command.
Cách học lệnh thì bạn cứ liên hệ với hệ điều hành windows bạn đang sử dụng là dễ học nhất và bạn có một con vps nào đó để học thực hành luôn.
Học mà không hành thì bằng không học
Mình sẽ không nói đến hướng dẫn kết nối root hay cách truy cập vps nhé.
bạn chỉ cần lắm trong tay 13 câu lệnh này là bạn đủ tự tin xóa cpanel, phpmyadmin, directadmin … mấy cái công cụ quản trị kia đi để tăng tốc độ cho webhost của bạn.
Mục lục
- 1 Những lệnh quan trọng thường dùng command ssh
- 1.1 cd – Truy cập thư mục
- 1.2 ls – hiện thị toàn bộ file trong thư mục
- 1.3 rm xóa file hay xóa thư mục, xóa đủ thứ
- 1.4 mkdir tạo lập một thư mục mới
- 1.5 cp – Copy file hoặc thư mục
- 1.6 reboot – khởi động lại websever
- 1.7 Cài đặt ứng dụng nào đó
- 1.8 Nén file zip
- 1.9 giải nén nén file zip
- 1.10 nano – xem nội dung và chỉnh sửa nội dung trong file
- 1.11 clear – ẩn toàn bộ chữ hiện thị trên màn hình
- 1.12 mysqldump – Backup database WordPress
- 1.13 mysql – Khôi phục database WordPress
Những lệnh quan trọng thường dùng command ssh
Mình sẽ xắp xếp theo thứ tự ưu tiên, từ trên xuống dưới là những thứ hay dùng nhiều nhất để quản trị website WordPress.
command ssh thì khá nhiều lệnh nhưng thường dùng cho WordPress thì chỉ một số thứ thôi và có Sftp hỗ trợ các lệnh ít dùng mình sẽ bỏ qua.
cd – Truy cập thư mục
cd
: lệnh này để truy cập vào thư mục nào đó bạn muốn, cd + tiền tố.
Cách sử dụng lệnh cd.
1: truy cập về thư mục gốc bạn đầu cd ~
2: quy trở về thư mục trước, lùi thư mục cd ..
3: Truy cập thẳng vào thư muc bạn muốn cái này quan trọng thường xuyên dùng nhiều nhất ví dụ cd /usr/local
truy cập vào local, cái này thường sử dụng nhiều nhất, vì mình có thói quen là chuyển đến thư mục trước cái đã rồi sử lý gì thì sử lý, chứ không sử lý câu lệnh từ xa, hạn chế được rủi ro gõ nhầm xóa các thứ không bị vỡ mồm.
ls – hiện thị toàn bộ file trong thư mục
bạn chỉ cần gõ lệnh ls
khi bạn đang truy cập đang ở thư mục nào đó.
Thực tế rằng chỉ cần với quản trị webhost thì cho WordPress chỉ cần mỗi ls
là quá đủ, nếu bạn có nhu cầu nâng cao thì nên sử dụng thêm các tiền tố, mà chả mấy khi sử dụng nên mình không đề cập đến.
rm xóa file hay xóa thư mục, xóa đủ thứ
rm
: lệnh này để xóa thứ gì đó bạn muốn, rm + file (có thể là thư mục).
rm viết tắt hiểu là remove.
ví dụ mình sẽ xóa tên file là giatuan.html bạn sẽ gõ lệnh rm giatuan.html
rm -rf
thêm tiền tố -rf nghĩ là xóa bất chấp cảnh bảo.
rm -rf *
là xóa toàn bộ những thứ có trong thư mục bạn đang đứng.
rm -rf /usr/local
là xóa nguyên thư mục local – ví dụ câu lệnh từ xa.
mkdir tạo lập một thư mục mới
mkdir
giống như windows bạn new folder.
Ví dụ.
mkdir giatuan
: thư mục giatuan sẽ được tạo.
cp – Copy file hoặc thư mục
cp
là viết tắt của copy.
Bạn có thể sử dụng câu lệnh cp với cả file và thư mục để copy chúng tới các vị trí khác nhau. Bạn sẽ cần chỉ định cụ thể vị trí bạn muốn file hoặc thư mục copy đến.
ví dụ:
cp giatuan.php /etc/
: lệnh này copy giatuan.php vào thư mục tên là etc
cp * /etc/
: lệnh này copy toàn bộ file trong thư mục bạn đang đứng vào thư mục tên là etc
còn lệnh move tức là mv thì cũng tương tự nhưng theo mình thì đơn giản hơn là bạn dùng lệnh copy cp xong rồi xóa rm nếu cần.
reboot – khởi động lại websever
reboot
khởi động lại toàn bộ vps, sẽ bị downtimes khoảng 2 phút đến 3 phút để reset lại vps, thấy vps nó hơi ngáo ngáo thì reboot lại phát. mà thường vps nhà cung cấp uy tín ít khi ngáo ngáo lắm cũng nên đặt lệnh reboot nên hàng ưu tiên.
Cài đặt ứng dụng nào đó
Linux command nó cũng có kho ứng dụng như bạn tải ứng dụng điện thoại trên ch play, hay appstore đấy. thì ssh command cũng như vậy.
Với centos thì bạn bắt đầu bằng yum install
+ với ứng dụng bạn cần cài đặt.
Ví dụ mình sẽ cài đặt ứng dụng zip ( trình nén file): yum install zip
Bạn có thể thêm -y yum install zip -y
hiểu đơn giản -y là cứ đồng ý không cần hỏi xác minh gì hết.
Còn với Ubuntu thì bạn chỉ cần thay thế yum
bằng apt-get
Nén file zip
Tệp nén file zip là tệp hay sử dụng nhất của WordPress, dùng nhiều hơn rất nhiều với rar, tar…
Học về zip là thừa sử dụng để quản trị WordPress rồi.
cái này bạn muốn sử dụng thì bạn phải cái ứng dụng zip trước cái nhé, cách cài đặt thì như mình có hướng dẫn ở bên trên.
Một câu lệnh khác bạn có thể sử dụng với file hoặc folder là zip, đây là câu lệnh dùng để nén folder và các nội dung của nó. Bạn cần bao gồm tên của file/folder mà sẽ được nén dưới dạng zip. Bạn có thể sử dụng thêm thuộc tính để khi đóng zip xong rồi xóa toàn bộ file trong đó.
zip -r filename.zip *
nén toàn bộ thư mục đang đứng, rồi tạo tên file nén là filename.zip
zip -m filename.zip *
nén toàn bộ thư mục đang đứng và xóa nó, và chỉ để lại phiên bản filename.zip của folder.
giải nén nén file zip
Khi chúng ta nén file, thì giờ chúng ta cần phải biết giải nén chúng.
unzip filename.zip
thế là giải nén, còn một số thuộc tính thêm khá quan trọng.
unzip -n filename.zip
: thêm -n nghĩa là giải nén nhưng không ghi đèn lên file đó, giống windows là skip file đó.
unzip -o filename.zip
: thêm -o ghi đè tất cả không cần hỏi và cân nhắc.
Còn trường hợp đặc biệt mà cũng ít thôi nhưng mình cũng nên đề cập là file zip của đã bị đặt password thì bạn phải giải nén thế này, thêm -p + password.
unzip -p password filename.zip
nano – xem nội dung và chỉnh sửa nội dung trong file
Mình thích dùng trình soạn thảo nano
hơn là trình soạn thảo vi rất nhiều, hiểu đơn giản là nano là trình soạn thỏa văn bản như notepad ++ , word trên máy tính windows đấy.
Để sử dụng được nano bạn phải cài đặt ứng dụng nano trước, nếu đã cài đặt thì không cần cài lại đâu.
cách cài đặt:
yum install nano -y
Ví dụ mình muốn xem hay chỉnh sửa lại file tên là wp-config.php
nano wp-config.php
lưu lại thì ấn : ctrl + o
Thoát ra thì ấn : ctrl + x
clear – ẩn toàn bộ chữ hiện thị trên màn hình
Khi bạn làm việc bạn gõ nhiều, màn hình toàn chữ là chữ, bạn muốn ẩn nó hết nó đi chông cho nó gọn gàng đỡ rối mắt.
gõ: clear
mysqldump – Backup database WordPress
mysqldump
để backup cơ sở dữ liệu của bạn.
cấu trúc backup thì bạn cần phải vào wp-config.php để xem user name và database name và password thì mới có thể backup được.
Mình sẽ ví dụ là:
username là wptangtoc
database name là giatuan
password là hoanggiatuan
mysqldump -u wptangtoc -p giatuan > filename.sql
rồi hệ thông sẽ hỏi password bạn nhập password: hoanggiatuan
Xong hệ thông sẽ tạo cho bạn filename.sql là cơ sơ dữ liệu sql của bạn, nó sẽ đặt file ở chỗ bạn đang cd đang đứng.
mysql – Khôi phục database WordPress
Bạn chỉ cần nhớ là backup thì dùng mysqldump và dấu > còn khôi phục thì dùng mysql và dấu <
Để khôi phục được database bạn cần phải tạo database mới hoàn toàn:
Thì mới có thể khôi phục được nhé.
lấy ví dụ giống trên bạn tạo database:
username là wptangtoc
database name là giatuan
password là hoanggiatuan
mysql -u wptangtoc -p giatuan < filename.sql
rồi nhập password bạn vừa tạo là hoanggiatuan.
còn cách tạo database như thế nào mình đã có bài viết hướng dẫn trong blog của mình là hướng dẫn sao lưu và khôi phục WordPress thủ công
Tóm tắt:
Đây là danh sách những lệnh mà mình cơ bản thường xuyên sử dụng nhiều nhất để quan trị website trong ssh, bạn chỉ cần lắm thuộc lòng những cái này là cũng được gọi là cao thủ đủ trình độ quản trị websever rồi.
Để học quan trị websever hiệu quả nhất bạn cần phải có lên tảng đã từng sử dụng cpanel, phpmyadmin, directadmin hiểu mình muốn làm gì thì mới có thể thực hiện hành động và dễ hiệu hơn rất nhiều, chính ví lý do đó nếu mới bắt đầu thì hãy sử dụng share hosting, khi đã thành thạo với các cpanel, phpmyadmin, directadmin … thì bạn chuyển lên vps thì câu chuyện sẽ dàng học hơn rất nhiều.
Chúc bạn thành công!!
Để lại một bình luận