Bài viết này giúp các bạn chuyển toàn bộ web hosting VSP/ máy chủ riêng từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp VPS/ máy chủ riêng khác. (chuyển cả database, chuyển cả, websersever… chuyển toàn bộ. Cách chuyển này gần như là không bị downtimes 1 giây nào hết nếu như bạn nào đúng y như mình hướng dẫn)
Bạn đang phục trách quản trị webserver (đang có tài khoản quyền root máy chủ), khi bạn đang sử dụng con VPS/Máy chủ riêng này nó quá yếu và giá đắt hay nhà cung cấp bạn đang sử dụng đang bạn có trải nghiệm không tốt cho lắm bạn muốn chuyển nhà cung cấp VPS/Máy chủ riêng khác. Đó là câu chuyện bình thường như cơm bữa.
Có rất lý nhiều lý do để bạn chuyển nhà cung cấp VPS/máy chủ riêng.
Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chia sẻ hướng dẫn chuyển toàn bộ dự liệu web hosting từ a đến z.
Cho dù bạn đang dùng websever apache, Nginx, LiteSpeed.. chỉ cần điều kiện là bạn sử dụng Linux (với Linux thì chắc là websever quá nổi tiếng không phải bàn rồi, đã làm websever gần như gắn liên với Linux – Linux rất tốt để làm websever nó ổn định, nó nhẹ và miễn phí…)
Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé.
Mình sẽ lấy ví dụ bài tập lần này: bạn đang có một con VPS cũ chạy websever chạy OpenLiteSpeed trên centos 7 64bit. Muốn chuyển VPS.
Lưu ý: Con VPS/ máy chủ riêng của bạn mới mua cần chuyển bạn cũng cần phải lựa chọn hệ điều hành tương ứng, ở đây con VPS mới bạn cần phải chọn hệ điều hành centos 7 64 bit, ví dụ khác nếu con VPS cũ của bạn chạy hệ điều hành ubuntu 32 bit bản bao nhiêu thì con VPS mới có bạn cũng phải chọn hệ điều hành Ubuntu 32bit cũng bản như thế đó.
Mục lục
Buớc 1: Tải phần mềm RSYNC trên Linux
Bây giờ cả 2 con VPS cũ và mới: bạn cần tải phần mềm là rsync.
Bạn truy cập vào SSH của cả 2 vps mới và cũ rồi cài đặt:
Lệnh cài đặt trên centos 7:
yum install rsync -y
Tip Nhỏ: Nếu website dữ liệu bạn chuyển quá lớn tầm trên 40GB trở lên và chỗ bạn hay bị cắt điện đột ngột, đường truyền mạng của bạn chập trờn không ổn định thì bạn có thể tìm hiểu về Screen linux để tham đảm bảo an toàn và chắc chắn hơn. Nếu website nhỏ và chỗ bạn đường truyền mạng ổn định, không bị cắt điện đột ngột thì bỏ qua.
Bước 2: Chuyển toàn bộ dữ liệu của VPS cũ sang VPS mới.
Bây giờ bạn cần kết nối vào Terminal của VPS cũ.
trong terminal VPS cũ bạn gõ lệnh:
rsync -avpogtStlHz -e 'ssh -p 22' --numeric-ids --exclude=/etc/fstab --exclude=/etc/network/* --exclude=/proc/* --exclude=/tmp/* --exclude=/sys/* --exclude=/dev/* --exclude=/mnt/* --exclude=/boot/* --exclude=/root/* / root@192.168.0.1:/
Bạn cần lưu ý: thay đổi cho phù hợp với lệnh của bạn này.
- Cổng Port kết nối ssh :
-e 'ssh -p 22'
bạn có thể thay 22 bằng cổng port bạn đã chuyển của VPS mới, nếu bạn vẫn sử dụng cổng mặc định 22 thì bạn để nguyên như vậy. - Bạn thay:
192.168.0.1
Là IP Của VPS mới.
Rồi sau đó sẽ yêu cầu nhập password tài khoản root của VPS mới, rồi bạn nhập password của bạn vào rồi ngồi đợi quá trình hoàn tất. Thời gian có thể sẽ khá lâu tùy thuộc vào dung lượng website của bạn và sức mạnh của VPS/ máy chủ riêng mới và cũ có khỏe không.
Nếu trong quá trình chuyển bạn có bị đen đủi, máy trạm (máy tính cá nhân của bạn bị vấn đề giám đoạn nào đó mà bạn không sử dụng tính năng screen) thì giờ bạn tiếp gõ lại lệnh bên trên và ngồi đợi tiếp khi quá trình hoàn tất.
Bước 3: Khởi động lại các ứng dụng.
Khởi động lại Maria database:
systemctl restart mariadb.service
Khởi động lại LiteSpeed:
/usr/local/lsws/bin/lswsctrl restart
Nếu bạn dùng wersever apache, nginx thì sẽ có lệnh khởi động lại riêng.
Bước 4: Chuyển IP Nếu bạn dùng các bảng điều khiển.
Nếu như bạn đã cài đặt thiết lập theo phương trình thiết lập cho OpenLiteSpeed từ a đến z dành cho WordPress của mình bạn bỏ qua bước này không cần phải làm.
Nếu bạn sử dụng các bản điều khiển: DirectAdmin, VestaCP, CyberPanel, aaPanel… thì bạn cần phải cấu hình lại IP, Cái đó bạn có thể lên google tự tìm hiểu nhé.
Bước 5: Trỏ tên miền về web hosting mới
Bạn truy cập vào quản lý tên miền của bạn, nơi bạn mua tên miền thay IP của VPS/ máy chủ cũ của bạn thành IP của VPS/máy chủ mới của bạn.
Như vậy là xong rồi. bạn có thể chuyển toàn toàn bộ web hosting từ a đến z một cách hoàn chỉnh rồi. Chúc các bạn thành công!!
Một TIP nhỏ thì bạn hãy chuyển VPS/ máy chủ riêng trong lúc những giờ thấp điểm như ban đêm ít người truy cập để đảm bảo hạn chế rủi ro download và các tài nguyên của máy chủ sẽ rảnh rỗi tập trung vào công việc chuyền dữ liệu hơn.
Để lại một bình luận