Hiệu suất cảm nhận là thước đo chính xác nhất về tốc độ hiệu suất của người dùng nghĩ đến trang web của bạn và điều đó thường quan trọng hơn tốc độ thực tế.
Hiệu suất tốc độ web là rất quan trọng đặc biệt ở trong thời buổi canh tranh như thế này. Nó có thể là sự khác biệt giữa việc bán được hàng hoặc mất khách hàng vào tay đối thủ. Trang web của bạn cần phản hồi nhanh chóng các yêu cầu từ người dùng và điều này có nghĩa là phải quan tâm đến việc tối ưu hóa tốc độ website của bạn.
Tôi đã viết về tăng tốc website rất rất nhiều, nhưng có cả một lĩnh vực tối ưu hóa hiệu suất mà ít ai đề cập tới về chủ đề này mà chủ đề này cực kỳ quan trọng.
Hiệu suất cảm nhận: khách hàng cảm thấy nó nhanh thì là nó nhanh, khách hàng cảm thấy nó chậm thì là nó chậm.
Hiệu suất cảm nhận đề cập đến tốc độ mà người dùng cảm nhận về website của bạn, không nhất thiết là tốc độ của số liệu thống kê, thông số kỹ thuật website của bạn. Khi nói đến việc tối ưu hóa các trang web của bạn, điều mà đem lại lợi ích cho người dùng đó mới là điều thực sự quan trọng, chứ không phải thông số kỹ thuật đang diễn ra ở hậu trường. (ví dụ: Khi khách hàng đến mua chiếc khoan thì khách hàng quan tâm là cái lỗ trên tường không phải khách hàng quan tâm là quan tâm chiếc khoan như thế nào)
Người dùng là vua và nếu người dùng cho rằng trang web của bạn chậm, thì điểm Tốc độ trang của bạn cao bao nhiêu cũng không quan trọng. Tăng tốc website dành cho người dùng không phải dành cho những công cụ test, người dùng là người trả tiền mua hàng cho bạn không phải là công cụ test chấm điểm.
Trong bài viết này, chúng mìn tìm hiểu về một số khái niệm chính về hiệu suất cảm nhận và một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng để làm cho trang web của mình hoạt động nhanh hơn và đầu tư nguồn lực một cách chính xác và hiệu quả hơn khi đầu tư vào hiệu suất website.
Sẽ đi trả lời câu hỏi: tại sao website amazon khi đo công cụ test nào đó, chỉ số full rất kém nhưng ai cũng khen tốc độ amazon nhanh?
Hiệu suất cảm nhận là gì?
Nếu website load mọi thứ 6 giây mà khách hàng cảm nhận load nhanh như 2 giây và 1 cái website load mọi thứ 4 giây và khách hàng cảm nhận là 4 giây, thì website nào tốt hơn. với mình đương nhiên là website load 6 giây khách hàng cảm nhận 2 giây chắc chắn sẽ tốt hơn rồi. số 2 giây đó chính là hiệu suất cảm nhận, còn 6 giây là hiệu suất full load hoàn thành cũng không mấy quan trọng, quan trọng là cái 2 giây hiệu suất cảm nhận thứ ăn tiền là ở đó.
Hình minh họa ở bên dưới: 1 giây chính là hiệu suất cảm nhận (First paint và First Contentful Paint), còn 2 giây là hiệu suất thực.
Amazon họ làm hiệu suất cảm nhận cực kỳ tốt, ai cũng khen website của họ load nhanh nhưng nếu bạn suy nghĩ quá cơ bản, bạn dùng một số công cụ test điểm gì đó xong đừng vội có mà đánh giá amazon website chậm thế này thế kia không chịu đầu tư hiệu suất. Thực sự là ngược lại họ đầu tư rất rất nhiều tiền vào hiệu suất, họ làm hiệu suất cảm nhận quá đỉnh. Doanh số bán hàng trên internet của amazon thì quá đỉnh rồi. (Nếu website của họ chậm thiệt hại doanh thu của họ lớn không tưởng)
Không chỉ amazon các doanh nghiệp, top 500 công ty fobes đều cũng làm thế. Các doanh nghiệp lớn họ đầu tư ngân sách hiệu suất rất khủng lắm.
Vì sao hiệu suất cảm nhận lại quan trọng
Mình sẽ chia sẻ một vài ví dụ đơn giản để bạn dễ hình dung, cái này là tâm lý học mà thôi (mình cũng là một con người rất thích đọc sách về tâm lý học, không nghĩ là khi làm lĩnh vực này nó lại ứng dụng được rất nhiều)
Ví dụ 1: Vào quán ăn nhà hàng.
Khi bạn vào một quán ăn nhà hàng, đặc biệt sẽ thường thấy là những quán lẩu.
Khi bạn đang đói bụng vào một quán lẩu bạn order gọi đồ món ăn của bạn, họ làm món ăn của bạn hết 15 phút bạn ngồi đợi sao cảm giác lâu thế.
Nhưng ngày hôm qua bạn vào quán lẩu khác khi đói bụng bạn vào gọi order gọi món ăn của bạn, họ vẫn làm món ăn của bạn hết 15 phút nhưng họ họ sẽ cầm theo một đĩa dưa chuột hoặc một đĩa lạc (thường là cả 2 mỗi cái thường có giá 10k/ 1 đĩa), bạn rảnh ngồi ăn lạc hay dữa chuột bạn cảm thấy ôi sao quán ăn này làm nhanh thế.
Nếu ai hỏi tại sao quán ăn lẩu thường hay cầm lạc hay dưa chuột cho khách hàng trước thì giờ bạn đã hiểu rồi đấy.
Ghi chú: nhắc nhẹ nếu bạn không ăn dưa chuột hay lạc một miếng nào thì họ vẫn tính tiền nhé, nếu không muốn tính bảo họ khi cầm ra thì bảo họ cầm vào lại ngay nhé. (chiến lược up sell và nâng cao thời gian cảm nhận của khách hàng chiến lược quen thuộc của các quán ăn)
Khi bạn vào siêu thị lúc bạn thanh toán tiền, mà bạn phải xếp hàng đợi thanh toán tiền hãy để ý những chỗ bạn đợi sẽ có những sản phẩm rất dễ mua và giá rất rẻ như kẹo, bánh các sản phẩm tiêu dùng thường xuyên thích là bạn mua được, nó để cho bạn khi bạn chờ đợi thì bạn có thể quay sang nhìn nó giá cả như thế nào, cái đó ra làm sao để giúp bạn thời gian chờ đợi cảm giác sẽ nhanh hơn rất nhiều. Hãy thử ra siêu thị vào nhìn chỗ đợi thanh toán nhé.
Ví dụ 2: Giám đốc điều hành tại một sân bay Houston phải đối mặt với nhiều phàn nàn của khách hàng.
Hành khách đã khiếu nại rất nhiều về thời gian chờ đợi lâu tại khu vực lấy hành lý.
Đáp lại, các giám đốc điều hành đã tăng số lượng nhân viên, thúc đẩy nhân sự trong bộ phận xử lý hành lý làm việc trong ca đó.
Kế hoạch đã hoạt động hiệu quả: thời gian chờ trung bình giảm xuống còn 8 phút, nằm trong tiêu chuẩn của ngành hàng không. Nhưng những lời phàn nàn vẫn tiếp diễn và vẫn khiếu nại.
Note: Quốc tế là 8 phút tiêu chuẩn nhưng ở Việt Nam thì trung bình thực tế mình học được tại trường đại học là 23 phút, so với thế giới thì rất chậm. (Mình tốt nghiệp cử nhân ngành vận tải đại học hải phòng nhé bao nhiêu năm ăn học đại học giờ cũng có chút kiến thức chia sẻ một tí)
Bối rối, các nhà điều hành sân bay đã tiến hành một phân tích tại chỗ, cẩn thận hơn. Họ nhận thấy rằng hành khách phải mất 1 phút để đi bộ từ cổng đến đến nơi nhận hành lý và thêm 7 phút để lấy hành lý.
Nói cách khác, khoảng 88% thời gian của họ dành cho việc đứng đợi lấy hành lý.
Vì vậy, sân bay đã quyết định một cách tiếp cận mới: thay vì giảm thời gian chờ đợi, họ chuyển các nơi nhận hành lý ra xa đủ để các hàng khách phải đi bộ đủ 8 phút thì mới đến lấy được hành lý.
Hành khách giờ đã phải đi bộ lâu hơn gấp sáu lần để lấy túi, và vậy thì các khiếu nại về thời gian chậm chễ không còn nữa. Chả ai phàn nàn về tốc độ lấy hành lý chậm của sân bay nữa.
Tâm lý chờ đợi quan trọng hơn số liệu thời gian chờ đợi.
Ở Việt Nam áp dụng chắc cho đi vòng quanh sân bay tập thể dụng mới cho lấy hành lý thì chắc ok phết kakkaka 😂 😂.
Ví dụ 3: Gương trong thang máy.
Bạn đã từng đặt câu hỏi tại sao thang may luôn có một chiếc gương.
Khi tháng máy mới bắt đầu được phát minh, nhiều người phàn nàn tốc độ thang máy chậm ( nhưng thực tế tổng thời gian đi bộ và đi thang máy về số liệu thời gian nó khác nhau chắc bạn biết thang máy nó nhanh hơn thế nào rồi đó).
Nhưng ai cũng kêu thang máy chậm đặc biệt là trong tháng máy chỉ có một mình.
Xong người ta đã phát minh cho thêm một chiếc gương gắn vào trong thang máy, rồi khi bước vào thang máy thời gian rảnh rỗi họ ngắm mình trong gương tóc tai vuốt vuốt các kiểu cho đẹp trai 😎😎 ( chắc 100% ai trong chúng ta cũng đi tháng máy và tự ngắm mình trong gương rồi, nhiều người còn chụp ảnh trước gương trong thang máy là điều hết sức bình thường).
Khi có gương trong tháng máy, không có bất kì ai phàn nàn về tốc độ tháng máy chậm, thời gian số liệu thực tế thì tháng máy vẫn hoạt động như vậy.
ví dụ 4: Đợi em 5 phút.
Việc này thì bác nào đi tán gái thì có thể sẽ biết. Đợi em một tí hay đợi em 5 phút là một con số khá là vô tận không biết đâu mà ước tính được.
Khi bạn mới yêu bạn đợi người yêu bạn dù bạn đợi 1 tiếng thì thời gian trôi đi rất nhanh, nhưng khi bạn đã yêu lâu thì cũng đợi bằng thời gian đó là 1 tiếng thì bạn thấy sao lâu thế.
Hay khi bạn đợi người yêu bạn, thời gian rảnh đó bạn đọc học hỏi các kiến thức về tăng tốc độ load website của wp tăng tốc chả hạn (đặc biệt là chủ đề nào đó bạn đang yêu thích và quan tâm) thì thời gian chôi đi rất nhanh còn bạn ngồi không cứ một mình không làm gì thì thời gian trôi đi cảm thấy rất lâu.
1 phút cảm như 1 tiếng hoặc 1 tiếng cảm như 1 một phút
Mình lấy 4 ví dụ như vậy thôi chắc mọi người cũng hiểu rồi, mình còn hiểu thì chắc mọi người hiểu hết rồi 😂 😂 .
website load nhanh thực tế không bằng cảm giác người dùng load nhanh
bạn có thể tham khảo: Cải thiện first contentful paint
Tiêu chuẩn của hiệu suất cảm nhận
- 0,04 giây – Các thao tác được hoàn thành trong 40 mili giây (0,04 giây) hoặc ít hơn sẽ cho người dùng sẽ cảm nhận ngay lập tức. (Công thức: video 1 giây mà lối trên 24 hình ảnh thì thành ra một giây video, 24 khung hình là tối thiểu để mắt người nhìn thấy mượt ngay lập tức). Đây là tiêu chuẩn vàng mà bạn nên hướng tới khi tối ưu hóa trang web của mình.
- 1 giây – suy nghĩ của con người sẽ liền mạch trong 1 giây. 1 giây là con số tối đa khi một website hiệu suất thực sự tốt cần phải đạt được. Các thao tác mất 1 giây để hiện thị nói chung là OK ổn. Nếu tất cả các thao tác của bạn mất hơn 1 giây để hiển thị, trang web của bạn cần phải nỗ lực kiểm tra lại.
- 3 giây – Nếu một thao tác mất 3 giây trở lên để hoàn thành, quá tệ rồi người dùng sẽ bắt đầu thoát và tìm kiếm những lựa chọn thay thế. nếu càng lâu thì người dùng thoát càng nhiều.
Khi tốc độ internet càng ngày càng phát triển, người dùng đã quen với việc duyệt web với tốc độ nhanh, người dùng càng ngày càng thiếu kiên nhẫn với website chậm, thời xưa thì có ăn tồn tại là được nhưng giờ mọi thứ phát triển đã ăn thì phải ăn ngon (️ Tháp Maslow, nếu bạn có thời gian cũng nên tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow là một học thuyết tâm lý học và kinh tế rất hay). Đúng thôi vì người dùng ăn ngon nhiều quen rồi giờ cho người dùng ăn tệ thì làm sao mà chịu được – Mà còn quan trọng hơn là kinh doanh trên internet càng ngày càng cạnh tranh vì vậy khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn cái nào tốt nhất với họ thì họ chọn, cơ bản họ có nhiều quyền lựa chọn. Trước ít lựa chọn thì dù web có chậm thì ráng mà cố, nhưng giờ thì khác, quá nhiều cạnh tranh khách hàng có nhiều quyền lựa chọn.
Kết luận:
Nhiều anh chị dính phải sai lầm lớn, là cắt nội dung content của mình ngắn lại để cho chỉ số full load nhanh hơn, lại còn buồn cười hơn nữa là xóa nội dung của mỗi trang chủ rồi đo mấy công cụ nào đó thấy tưởng nó là cả website, đó là sai lầm rất lớn mà còn buồn hơn khi nội dung content đó lại có giá trị nào đó quan trọng thiết yếu cho người dùng.
Trong bài viết này, doanh nghiệp của bạn hãy lựa chọn mục tiêu đúng đắt chỉ số hiệu suất đúng đắn, đừng bận tâm quá vào hiệu suất full load hãy tập trung nguồn lực của mình và hiệu suất cảm nhận.
chỉ số đúng đắn là chỉ số có lợi cho người dùng, chỉ số không đúng đắn là chỉ số không liên quan gì đến lợi ích của người dùng. Chỉ số hiệu suất cảm nhận là chỉ số quan trọng số 1. những anh em làm hiệu suất chuyên nghiệp đều chỉ tập trung vào đây.
Để lại một bình luận