Hôm này mình sẽ hướng dẫn cách bạn cách tự tạo lập cho mình một plugin của riêng mình, đây là một trong những điều cơ bản nhưng cực kì quan trọng trong WordPress.
Những người dùng cơ bản thì cứ nghĩ là plugin là cứ phải tải trên kho lưu trữ WordPress gì đó nhưng thực tế là còn làm được nhiều điều hơn bạn nghĩ, mình sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng một thủ thuật này để giúp công việc tối ưu WordPress của bạn trở lên tốt hơn rất nhiều.
Plugin tự tạo rất hiệu quả để thay thế cho code vào file functions.php, nếu bạn theo có theo dõi blog của tôi khi tôi chia sẻ đoạn code thì vẫn có bảo là hãy cho vào file functions.php nhưng thực tế rằng nó không hiệu quả bằng bạn cho vào file plugin tự tạo của riêng mình.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn tự tạo lập plugin để phục vụ cho nhu cầu riêng cá nhân bạn không phải là nhất thiết là plugin phải có trong kho lưu trữ của WordPress.
Tôi sẽ hướng dẫn từ a đến z cho dù bạn không biết nhiều về lập trình thì vẫn có thể làm được.
Plugin tự tạo là công việc của tôi làm hàng ngày. mình biết với những người dùng WordPress cơ thì không biết thủ thuật này còn những người đã chuyên nghiệp sử dụng WordPress thì họ vẫn đang sử dụng cái này.
Tại sao cần phải sử dụng plugin tự tạo
Trước hết khi bạn đưa đoạn mã code php vào trong file functions.php của bạn, mình sẽ phân tích ưu điểm và nhược điểm trước cái đã.
1) Đảm bảo dữ liệu của bạn
Khi bạn cho file functions.php mà bạn không biết tạo lập child themes thì khi uploads themes thì toàn bộ code bạn tích lũy gì đó thì sẽ biến mất ( rất là đau lòng). nếu là câu chuyện bạn đã sử dụng child themes thì bạn cho đoạn code vào file functions.php của child themes khi thêm cha uploads thì vẫn ổn bạn sẽ không bị mất dữ liệu gì hết.
khi tôi gặp trường hợp khách hàng của tôi dùng không sử dụng themes child thì cách nhanh nhất và dễ nhất thì là tôi tạo lập plugin đó dành riêng cho khách hàng của tôi.
Đảm bảo dữ liệu của bạn không bị mất mát trong những lần cập nhật themes cha, khi bạn thay đổi themes từ themes a sang themes b gì đó thì plugin tự tạo cũng không sợ bị mất (đây là themes child cũng không làm được).
2) dễ dàng debug quản lý dữ liệu
Đây là một điều quan trọng và rất hay khi bạn đưa vào đoạn mã functions.php
mã lỗi thì sẽ khó debug fix lỗi hơn là bạn đưa vào plugin tự tạo của riêng mình.
3) dễ dàng bật tắt có sử dụng đoạn mã đó hay không.
bạn cho code php nào đó, mỗi đoạn code thì bạn sử dụng một plugin bạn không cần nó thì bạn chỉ cần tắt hủy kích hoat xóa một cách dễ dàng trong giao diện của WordPress, không như trong đoạn mã functions.php bạn phải đoạn lại mã xem cái nào nên xóa với những người dùng chưa hiểu về lập trình php đôi khi đó lại là một điều gây khó khăn cho họ vì xóa thiếu dấu thừa dấu thì cũng toang.
Bạn chỉ cần bật và tắt một cách dễ dàng.
4) Chông có vẻ ngầu hơn
đây là một điều không liên quan lắm tuy nhiên, khi bạn vào trang quản trị rồi vào cài đặt plugin, bạn nhìn thấy tên tác giả là chính bạn, nhìn chông thực sự là ngầu lòi.
5) thứ tự tải plugin sẽ sớm hơn là themes
Mặc định WordPress sẽ cho plugin tải ưu tiên sớm là themes (functions.php) đây là một điều với những người dùng WordPress cơ bản thì thực sự bạn cũng không cần quan tâm và để ý đến điều này cho lắm, nên mình sẽ không giải thích
6) dễ dàng chia sẻ file đoạn code
ví dụ như bạn có một đoạn mã code nào đó hay ho muốn chia sẻ cho những người bạn của bạn, bạn chỉ cần đóng file zip và rồi gửi họ, bạn của bạn cài đặt plugin qua file zip là ok một cách rất dễ dàng, thay vì bạn gửi nguyên một đống mã code mà người bạn của bạn copy thừa hay thiếu một đoạn nào đó thì cũng có thể xảy ra lỗi là điều bình thường.
đây là 6 lý do tại sao bạn nên sử dụng plugin tự tạo thay vì cứ cho vào file functions.php. giờ chúng mình cùng nhau bắt đầu tự tạo plugin dành cho riêng mình nhé.
Hướng dẫn tạo lập plugin WordPress
Tạo thư mục và tập tin là hai bước bạn phải làm đầu tiên trong quá trình viết plugin của riêng bạn, cũng giống như việc xây nhà vậy, bạn phải tạo ra được một cái mống cố định rồi sau đó mới tiếp tục xây tiếp phần bên trên, ở đây cấu trúc thư mục đóng vai trò tương tự vậy.
Thư mục của plugin phải được đặt trong thư mục mà WordPress dành riêng cho các plugin hoạt động, bắt buộc bạn phải bỏ plugin vào thư mục này thì mới có thể sử dụng và kích hoạt được, đường dẫn đó bạn có thể xem bên dưới.
wp-content/plugins
Như vậy, thư mục plugin của bạn phải được đặt bên trong thư mục plugins với đường dẫn như bên trên, sau đó các thư mục con và các tập tin sẽ được đặt nằm trong thư mục gốc plugin của bạn.
Mình sẽ ví dụ viết một plugin này nhé: bạn có thể thay theo sử hướng dẫn của mình.
Điều lưu ý là bạn cần đặt tên thư mục không được phép trùng tên mất cứ một plugin nào trên kho lưu trữ của WordPress, bạn thích đặt tên là gì cũng được như quan trọng là phải khác lạ quan trọng là không bị đụng hàng với bất kì ai.
bạn thích đặt tên file là gì cũng được lưu ý là nó phải là định dạng php nhé.
Bước tiếp theo giờ chúng ta phải khai báo plugin bạn đưa đoạn code này vào đầu tiên trong file đó.
<?php /* Plugin Name: WP Tăng Tốc Plugin URI: https://wptangtoc.com Description: Hướng dẫn tạo lập plugin Version: 1.0.0 Author: Gia Tuấn. Author URI: https://wptangtoc.com License: GPLv2 or later License URI: http://www.gnu.org/licenses/gpl-2.0.html */ //bắt đầu cho các đoạn code này ở bên dưới
bạn có thể thay thế tên tác giả và tên plugin, plugin url theo sở thích cá nhân của bạn.
Bước cuối cùng: chắc cái này thì thực sự dễ dàng rồi, bạn vào quản trị WordPress của bạn rồi kích hoạt plugins, như bao nhiêu plugin khác vậy thôi.
Tóm tắt:
Plugin tự tạo là một phần thủ thuật nhỏ không thể thiêu trong công việc tối ưu tốc độ load website của mình, nó thực sự rất tuyệt vời mình biết đây là một thứ nhiều người dùng WordPress thì khá là lạ lẫm, nhưng sức mạnh của nó thì rất là tuyệt vời. bạn viết này hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong công việc tăng tốc độ load website nói chung hay đơn giản là giúp bạn chỉnh sửa một thứ gì đó.
Tôi có một thói quen là những thứ gì mà liên quan đến giao diện thì mình sẽ cho vào file functions.php những đoạn mã không liên quan đến giao diện thì tôi sẽ cho vào plugin tự tạo.
Bây giờ bạn có thể chuyển những đoạn code trong functions.php chuyển qua plugin tự tao.
Chúc bạn thành công !!
Để lại một bình luận