Đây là MẸO thủ thuật đơn giản khi sử dụng plugin cache WordPress để tối ưu hơn:
Đây là một kỹ thuật rất đơn giản nhưng nó rất hiệu quả để cải thiện tốc tốc độ load website của bạn, để có thể sử dụng những plugin cache một cách hiệu quả nhất.
Tôi sẽ giải thích chúng là gì, giúp ích như thế nào, tại sao bạn cần bỏ qua Query Strings chúng và hướng dẫn thực hiện!
Bỏ qua các Query Strings
Mục lục
Query Strings là gì?
Query Strings thường là các chuỗi văn bản hoặc số nhỏ đứng sau URL. Một số ví dụ dưới đây (rút gọn cho ngắn gọn):
Ví dụ số 1)https://wptangtoc.com/?s=tang+toc+WordPress
Ví dụ số 2)https://wptangtoc.com/wp-content/themes/GiaTuan/style.css?vers=5.5.3
Ví dụ số 3)https://wptangtoc.com/?utm_campaign=blogpost&utm_medium=social& utm_source=facebook
Ví dụ số 4)https://wptangtoc.com/?fbclid=wptangtocabc-GiaTuan
Ví dụ số 5)https://wptangtoc.com/shoes/?filter_size=5&query_type_size=or
Về cơ bản, bất cứ lúc nào bạn nhìn thấy dấu chấm hỏi “?” đứng đằng sau url của bạn … thì ĐÓ LÀ một Query Strings ( chuỗi truy vấn)!
Query Strings được sử dụng để làm gì?
Chúng được sử dụng để chuyển thông tin đến máy chủ web cho một số mục đích cụ thể.
Giải thích ví dụ số 1) ở trên là để liên kết trực tiếp đến kết quả tìm kiếm.
Giải thích ví dụ số 2) là lấy ra phiên bản mới nhất của file CSS, sử dụng chuỗi truy vấn Query Strings để bỏ qua bộ nhớ trình duyệt đã cache trước đó (clear cache). Nếu không sử dụng nó khi bạn cập nhật viết code thêm css, các trình duyệt đã từng vào website của bạn trước đó sẽ nhận được một phiên bản css cũ.
Giải thích ví dụ số 3) là đặt cookie theo dõi utm, cho mục đích theo dõi chuyển đổi.
Giải thích ví dụ số 4) là đặt cookie theo dõi Facebook, cho mục đích theo dõi chuyển đổi.
Giải thích ví dụ số 5) là liên kết trực tiếp đến các lựa chọn sản phẩm đã lọc (sử dụng bộ lọc sản phẩm trong website bán hàng).
Như bạn thấy, có rất rất nhiều cách để sử dụng chuỗi truy vấn (Query Strings) và nó làm được rất nhiều việc, mình không thể liệt kê ra hết được chỉ ví dụ một số cái thôi!
Tại sao chúng ta nên loại trừ các chuỗi truy vấn trong các plugin bộ nhớ cache?
các plugin cache sẽ cache tất cả các URL riêng lẻ. Giả sử bạn có 3 trang….
https://wptangtoc.com/page1/
https://wptangtoc.com/page2/
https://wptangtoc.com/page3/
Khi bạn sử dụng cache của bạn sẽ lưu một bản sao của mỗi trang và phân phát bản sao đó cho người dùng truy cập (thay vì tạo lại trang từ đầu).
Nhưng có một vấn đề khi bạn chưa khai báo loại bỏ Query Strings thì plugin cache sẽ tự hiểu rằng một url Query Strings là một url riêng biệt, cần phải tái tạo như một url mới trang hoàn toàn mới.
ý nghĩa khi Query Strings vẫn còn sử dụng cái này chỉ ý nghĩa khi mỗi trang cần một phiên bản được lưu trong bộ nhớ cache khác nhau vì trang đó hoàn toàn khác nhau (nội dung khác nhau, hiển thị khác nhau, thậm chí có thể thiết kế khác nhau…)
Bây giờ vấn đề là các plugin bộ nhớ cache cũng xem các chuỗi truy vấn là các trang duy nhất, đó là các trang khác nhau!
Ví dụ số 1:
số 1) https://domain.com/page1/
số 2) https://domain.com/page1/?utm
số 3) https://domain.com/page1/?fbclid
ở ví dụ trên thực tế 3 đường url link trên đều cùng nội giống hệt nhau, thiết kế, hiển thị… đều giống nhau hết nhưng plugin cache coi 3 trang này là mỗi trang đều là một đường link riêng cần phải được cache riêng rất là lãng phí tài nguyên máy chủ và cache không hiệu quả.
Ví dụ 2:
số 1 ) https://wptangtoc.com/page/?filter_size=5&query_type_size=or (bộ lọc sản phẩm)
số 2 ) https://wptangtoc.com/page/
ví dụ này, 2 trang này là hiển thị hoàn toàn khác nhau, nó khác ở các hiển thị sản phẩm. nếu như plugin công nhận là 2 trang này là trang riêng thì rất là chuẩn xác.
Bất kỳ chuỗi truy vấn nào ảnh hưởng đến những gì trang web hiển thị (như kết quả tìm kiếm, bộ lọc sản phẩm…) nên được lưu vào bộ nhớ cache riêng (bình thường) cái này plugin cache sẽ tự làm theo mặc định rồi vì mỗi chuỗi truy vấn sẽ cung cấp nội dung trang khác nhau.
Bất kỳ chuỗi truy vấn Query Strings nào không ảnh hưởng đến nội dung, hiển thị, thiết kế trang… (như cookie theo dõi) chắc chắn phải được lưu vào bộ nhớ đệm giống như trang gốc (không có thay đổi gì về hiển thị thiết kế, nội dung…)
Vì vậy, về cơ bản và quan trọng chúng ta không nên lưu vào bộ nhớ cache các chuỗi truy vấn liên quan đến cookie.
Những cái phổ biến nhất mà tôi tích lũy được và đề xuất với bạn liệt kê dưới đây:
utm* fb_action_ids fb_action_types fb_source fbclid _ga gclid age-verified ao_noptimize usqp cn-reloaded zarsrc
tất cả danh sách phổ biên thường gặp là những dạng Query Strings cookie không ảnh hưởng gì đến hiển thị và bố cục nội dung của trang gốc, mình cần khai báo cho plugin cache để họ cache một cách tối ưu nhất.(cách khái báo như thế nào cái này đơn giản lắm mình sẽ hướng dẫn ở dưới bài viết này)
Tại sao cần phải khai báo loại bỏ Query Strings để tối ưu cache
vì vậy plugin bộ nhớ cache của bạn chỉ có thể tải cùng một trang được lưu trong bộ nhớ cache với URL gốc (không có chuỗi truy vấn). Bạn tải nhanh hơn! (nguyên lý cơ bản thì khi bạn triển khai cache html mà máy chủ không có cache mà phải tái tạo thiết lập cache đó thì thời gian xử lý sẽ chậm hơn khi bạn không triển khai cache, nguyên lý đó sinh ra kỹ thuật preload cache nhưng preload cache cũng cũng phế trong các trường hợp Query Strings không nhầm chỉ có mỗi plugin litespeed cache hỗ trợ preload cache thêm dạng cookei, nhưng không quan trọng cho lắm)
vì vậy plugin bộ nhớ cache của bạn không lãng phí nhiều dung lượng, tài nguyên máy chủ khi tạo lại trang được lưu trong bộ nhớ cache mới cho mỗi chuỗi truy vấn mới, cache thì cũng phải lưu trữ trong ram hay ổ cứng gì đó cũng tốn kha khá dung lượng không cần thiết…
Nhiều lúc bạn tự hỏi xem em ấn link website từ nguồn facebook của em sao em cảm thấy nó load chậm hơn là em nhập thẳng url đường link trên trình duyệt, nó không có bí thuật gì cả đâu, bài viết này là câu trả lời.
Nếu trang web của bạn sử dụng các chuỗi truy vấn khác, ngoài những chuỗi truy vấn mình có để xuất ở bên trên, chẳng hạn như cho plugin liên kết của bạn, v.v.. hay một kênh chương trình quảng cáo nào đó mới thì bạn cũng có thể thêm vào. (nguyên lý cơ bản như mình có chia sẻ Query Strings không thay đổi nội dung, thiết kế… thì hãy cứ thêm vào)
Hướng dẫn loại trừ các Query Strings trong plugin bộ nhớ cache của bạn
Tôi chỉ thị phạm hướng dẫn cho 2 plugin bộ nhớ cache mà mình thấy thích: WP Rocket và LiteSpeed Cache.
Nếu bạn đang sử dụng một plugin bộ nhớ cache khác, các nguyên tắc vẫn giống nhau chỉ khác nhau giao điện thế thôi.
Tuy nhiên, nếu may mắn cũng có thể nhiều plugin bộ nhớ cache có thể đã loại trừ các Query Strings phổ biến nhất (không cần thiết) – vấn đề hên xui thôi tốt nhất là mình nên tự khai báo cho plugin cho chắc cốp.
Cái này plugin cache chất lượng cao thì cũng đều có hết, Nếu trường hợp bạn bảo là plugin của em không có hỗ trợ cái này, ồ thì mình nghĩ là plugin của bạn đang dùng đó không chất lượng hãy chia tay plugin đó đi và chuyển qua sử dụng một plugin để cache tốt hơn.
Với Plugin WP Rocket: truy cập vào cache => cache query string(s)
Với Plugin litespeed cache: vào cache => kéo xuống cuối cùng.
Kết luận:
Đây là một thứ không thể thiếu được nếu như bạn muốn tăng tốc độ load website của bạn, đây là một điều cơ bản nhưng nhiều người không biết, bạn chỉ cần thêm những giá trị mình có đề xuất trong bài viết này là bạn đã cải thiện được rất nhiều hiệu quả tốc độ load website của bạn rồi. công việc khai báo thì rất là đơn giản và rất dễ làm.
Chúc bạn thành công!!
Để lại một bình luận