Tối ưu openlitespeed dành riêng cho WordPress cache [openlitespeed webui], bạn chỉ cần thêm đạo code này vào Modules khả năng cache lS cache của WordPress sẽ tăng tốc cực kì đáng kể.
Tốc độ cache máy chủ luôn luôn hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên máy chú và tốc độ luôn nhanh hơn tốc độ cache của PHP ( Một số plugin như wp-rocket… tạo cache bằng php)
Đây là đoạn mã để tối ưu cache dành riêng cho tốc độ load WordPress.
Bước đầu tiên: bạn hãy vào webui của bạn : bằng cách nhập : ip+cổng port rồi điện mật khẩu của bạn.
Bản chỉ cần vào vhost > chọn vhost đang sử dụng > vào Module > những thông số ở dưới này.
checkPrivateCache 1 checkPublicCache 1 maxCacheObjSize 10000000 maxStaleAge 200 qsCache 1 reqCookieCache 1 respCookieCache 1 ignoreReqCacheCtrl 1 ignoreRespCacheCtrl 0 enableCache 0 expireInSeconds 3600 enablePrivateCache 0 privateExpireInSeconds 3600
Giá trị này mình lấy từ trang chủ của openlitespeed khuyến nghị dành cho WordPress mà cảm thấy trải nghiệm và sử dụng thì thấy cực kì ngon và rất an toàn cho những người dùng cơ bản.
Nếu bạn nào thích tìm hiểu em yêu khoa học thì có thể lắng nghe mình giải thích nếu không thì bạn có thể bỏ qua.
Nguyên lý là thế này: Nó sẽ kiểm tra xem cache có phù hợp có phù hợp với người dùng hay không? nếu cache phù hợp sẽ sử dụng file cache, nếu cache không phù hợp thì sẽ không sử dụng file cache.
Các giá trị thiết lập này là thứ mình xác định điều kiện có phù hợp hay không đó.
mình sẽ giải thích các giá trị theo đúng thứ tự sắp xếp nhé từ trên xuống dưới.
- checkPrivateCache là để hiển thị thông số trong response header x-litespeed-cache: hit hay miss của Private – xem trang đã được cache hay chưa. Bạn có thể xem trong response header trong chrome dev tool (số 1 là bật còn 0 là tắt).
- checkPublicCache là cũng như trên hiển thị: x-litespeed-cache: hit hay miss – xem trang đã được cache hay chưa
- maxCacheObjSize là dung lượng file cache object cấp độ cache thứ 2 trong WordPress, bạn có thể tham khảo 5 cấp độ cache WordPress
- maxStaleAge là số thời gian, khi bạn clear cache hay TTL cache hết hạn, gọi là file cache hết hạn sử dụng mà vẫn chưa có file cache mới được nạp vào thay thế thì nó vẫn cố gắng sử dụng file cache cũ (200 là tính theo giây)
- qsCache là hỗ trợ cache query string (1 là bật và 0 là tắt) bạn có thể tham khảo: cache query string là gì?
- reqCookieCache: hỗ trợ cache cookie phía người dùng yêu cầu (1 là bật và 0 là tắt)
- respCookieCache: hỗ trợ cache có cookie phía máy chủ của bạn trả về cho người dùng (1 là bật và 0 là tắt)
- ignoreReqCacheCtrl : có bỏ qua yêu cầu cache-control: no-cache của người dùng (1 là bật và 0 là tắt), bạn sử dụng chrome dev tool mà bật disable, nó sẽ thêm giá trị này vào đó, nếu bạn bật thì dù người dùng có yêu cầu cache-control: no-cache thì nó vẫn gửi file cache như bình thường
- ignoreRespCacheCtrl: có bỏ qua yêu cầu cache-control: no-cache phía máy chủ của bạn hay không (1 là bật và 0 là tắt)
Còn tất cả phần dưới có để phần khoảng chống đó thì có thể bị ghi đè bằng file .htaccess ( đồng nghĩa với việc thiết lập này bạn cần kích hoạt plugin litespeed cache – thì mới có thể sử dụng được, modules cache thiết lập như vậy cực kì an toàn cho người dùng, kiểu bạn sử dụng websever openlitespeed nhưng bạn không thích sử dụng plugin litespeed bạn dùng plugin cache khác thì như vậy không sợ bị xung đột.
Đồng nghĩa với việc đã sử dụng websever litespeed thì bạn muốn tối đa hóa hiệu năng nhất có thể thì bạn cần phải sử dụng plugin litespeed cache.
- enableCache: có bật cache litespeed hay không, cái này là chỉ public cache (1 là bật và 0 là tắt) nó mặc định là tắt vì cần bạn kích hoạt plugin litespeed để có thể bật lên và sử dụng, để số 0 là cực kì an toàn cho người dùng cơ bản.
- expireInSeconds: Cài đặt này đặt thời gian hết hạn (tính bằng giây) cho các tài nguyên được lưu trong bộ nhớ cache, cái này là chỉ public cache ( 3600 được tính theo giây).
- enablePrivateCache: thì cũng giống như giải thích của enableCache nhưng thay vì public cache là Private Cache.
- privateExpireInSeconds: thì cũng như giải thích của expireInSeconds nhưng thay vì public cache là Private Cache.
còn giá trị nữa mà bên openlitespeed không đưa vào mặc định mình cũng xin phép liệt kê luôn nếu như bạn muốn sử dụng thì đưa thêm vào.
storagePath: cài đặt khi file cache được cache xong sẽ lưu trữ vào thư mục nào, gọi là thư mục cache root.
Các đường dẫn bắt đầu cần có / sẽ sử dụng một đường dẫn tuyệt đối ví dụ như: /usr/local/lsws/giatuancache
Các đường dẫn không có phần bắt đầu / sẽ liên quan đến thư mục gốc của OpenLiteSpeed. Các biến $VH_ROOT, $VH_NAME và $SERVER_ROOT có thể được sử dụng để chỉ lưu trữ riêng biệt cho các cấp vhost khác nhau. ví dụ như là: $SERVER_ROOT/giatuancache
( vì $SERVER_ROOT = /usr/local/lsws)
Nếu tham số này không được cấu hình chuẩn xác hay chưa thiết lập, bộ nhớ cache sẽ được lưu trữ trong một cachedata thư mục dưới gốc OpenLiteSpeed (/usr/local/lsws/cachedata).
bạn cần tạo nó thư mục đó trước đấy nhé: mkdir /usr/local/lsws/giatuancache
Thủ thuật này sẽ nâng cao hiệu xuất cache tốt hơn rất nhiều nếu như openlitespeed websever của bạn có nhiều website trong đó thì bạn nên phân ra mỗi một website thì sẽ phân ra một thư mục chưa cache riêng (thư mục cache root) như vậy cải thiện khả năng cache hơn và dễ dàng quản lý.
Khi cài xong bạn hãy reset lại litespeed nhé.
sử dụng command line rồi gõ đoạn mã bên dưới.
/usr/local/lsws/bin/lswsctrl restart
và tận hưởng thành quả.
Tóm tắt
Mình thấy openlitespeed webui là websever tuyệt vời nhất hiện tại hỗ trợ tuyệt vời cho WordPress, openltiespeed là mã nguồn mở websever chạy cực ngon, tuy nhiên bạn phải biết cách cài đặt websever và tối ưu thì nó mới thật sự tuyệt vời.
Chạy Openlitespeed thì chỉ cài đặt kiểu webui đừng bao giờ cài cyberpanel openlitespeed nhé, openlitespeed webui hiệu năng đỉnh và tuyệt vời hơn rất nhiều và tiết kiệm tài nguyên và bảo mật hơn cyberpanel openlitespeed, nhược điểm của nó là khó sử dụng hơn, tuy nhiên cái này theo thời gian có thể học tập được, mình thấy nó rất dễ và cực kì đáng bỏ ra công sức để bạn tuy luyện.
mình dùng cyberpanel openlitespeed và Openlitespeed so sánh với nhau , 2 con vps dùng ram 2gb không có traffic thì con cyberpanel ăn hết 40% ram thế thì làm ăn cái éo gì nữa. Openlitespeed thì chỉ ăn 1% đến 2% cực kì hoàn hảo.
Mình sẽ liên tục chia sẻ các tip thủ thuật về openlitespeed dành cho WordPress.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.
- Cài đặt OpenLiteSpeed webgui, PHP 7.4 và MariaDB trên CentOS-phần 1
- Cách thêm website trong webserver OpenLiteSpeed webgui-phần 2
- Hướng dẫn chuyển website WordPress lên openlitespeed webgui-phần 3
- Cách cài đặt và cấu hình SSL Miễn phí Let’s Encrypt trên OpenLiteSpeed-phần 4
- Thiết lập cache máy chủ LS CACHE Modules cache WordPress tối ưu – openlitespeed-phần 5
- openlitespeed bảo mật cơ bản-phần 6 (chưa cập nhật)
- openlitespeed LS suPHP tối ưu WordPress và nâng câo bảo mật DocRoot UID-phần 7 (chưa cập nhật)
- openlitespeed tối ưu WordPress-phần 7 (chưa cập nhật)
- Hướng dẫn sao lưu và khôi phục websever openlitespeed-phần 8
- Kích hoạt LS reCAPTCHA nâng cao bảo mật với openlitespeed-phần 9
- Sao lưu và khôi phục website WordPress (openlitespeed) chỉ bằng lệnh linux [command line] -phần 10
Dung đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, mình thắc mắc là ví dụ này $SERVER_ROOT/giatuancache thì dc cấu hình ở đâu trong bảng quản lý openlitespeed, hay chỉ cần tạo mkdir /usr/local/lsws/giatuancache là hệ thống cache sẽ tự lưu vào đó. cảm ơn bạn.
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
trong cấu hình module cache bạn nhé, ngay trong bài viết này, trong module cache bạn thêm giá trị là storagePath [[ đường dẫn bạn muốn lưu trữ cache của bạn ]]
Thành đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Cảm ơn Gia Tuấn về seri chia sẻ OpenLiteSpeed. Bên mình đang dùng LiteSpeed Web Server Enterprise bản Free. Hướng dẫn của bạn rất hữu ích. Mong bạn sớm hoàn thiện seri (6/7/7).