Bài viết này không phải kiểu top 10 plugin cache như trên thị trường các blogger vẫn chia sẻ ( viết như thế view cao thật) mình thấy như vậy chả khác gì đi mua rau.
Điều quan trọng nhất để lựa chọn plugin cache tốt nhất không phải là mạnh nhất mà là phù hợp nhất với bạn.
Wp-rocket rất tốt nhưng tận dụng được hết khả năng khi sử website như thế này, litespeed tận dụng hết khả năng khi sử dụng website thế kia.
Mạnh nhất không bằng phù hợp nhất
Giống kiểu bạn thuê một giáo sư toán học về rửa xe cho bạn, không hiệu quả bằng tốt bằng bạn thuê tôi về rửa xe cho bạn (thanh niên vẫn đang trong tuổi dạy thì hahaha).
Câu chuyện thường xuyên gặp mày phải dùng plugin cache này này nó ngon bỏ plugin kia đi, tư vấn rất chung chung thì hỏi lại nó thế mày biết website tao có bao nhiêu trang web và websever gì không? chắc chắc không biết, thế thì tư vấn đúng kiểu gì.
Mình sẽ không giới thiệu plugin cache kiểu như bán rau mình sẽ giới thiệu theo cách mình nghĩ là tốt, website đi trước plugin cache mới đi theo sau, không phải như ngoài kia thì ngược lại.
Lựa chọn plugin cache cũng thế, để quyết định gắn bó với một plugin cache nào, nó rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ load website.
Bài viết này mình sẽ chia sẻ theo kinh nghiệm của mình trường hợp này thì sử dụng plugin nào tốt nhất, trường hợp nào thì không.
Theo mình hiện tại mình đã kiểm tra và thử rất nhiều plugin tuy nhiên mình thấy chỉ có 3 plugin là tốt nhất hiện tại ở một khía cạnh nào đó có thể tận dụng trong 1 trường hợp nào đó. và bạn hãy xem trường hợp của bạn là gì để quyết định sử dụng chúng nhé.
Bản chất của plugin cache là chuyển đổi mysql + php tạo thành html để lưu trữ, có những plugin chỉ là điều khiển máy chủ và plugin chạy cache cấp phần mềm php.
Cache phía máy chủ luôn nhanh hơn và hiểu quả hơn rất nhiều so với cache bằng php.
Tuy nhiên chỉ có những share hosting cao cấp mới được tính hợp hoặc sử dụng vps hoặc máy chủ riêng bạn tự tích hợp.
3 plugin cache tốt nhất năm 2023
Bây giờ chúng mình cùng nhau bắt đầu trường hợp nào thì nên sử dụng plugin nào để luôn luôn đảm bảo chất hiệu quả nhất nhé, mình sẽ chưa chia sẻ về cách cài đặt làm sao tốt ưu nhất đợi các bạn trong những bài viết mình sẽ sớm cập nhật những bài viết đó thôi.
Tạm thời là chọn plugin phù hợp nhất cho website của bạn.
Mục lục
Khi nào sử dụng FlyingPress
FlyingPress là plugin trả phí cao cấp.
Mới được phát triển khoảng năm 2021, mình thực sự rất quan tâm và theo dõi plugin vì tác giả Gijo Varghese, rất nổi tiếng trong làng tối ưu hiệu suất.
FlyingPress những năm trước về mảng tối ưu hiệu suất luôn có những tính năng đột phá lối đi riêng rất đáng được sự chú ý nhưng về cơ bản vì mình thấy chưa ổn định, chưa trưởng thành vì vậy không dám đưa vào website dự án quan trọng.
Hiện tại đến năm 2023 thì plugin này mình thấy nó đã trưởng thành và ổn định, đã cho wp rocket hít khói. FlyingPress rất đáng để sử dụng cho những dự án quan trọng.
FlyingPress dễ dàng thiết lập những người không biết gì nhiều về tăng tốc website vẫn thiết lập được bình thường.
FlyingPress những điểm nổi bật đáng chú ý:
- Lazyload Javascript
- Lazyload CSS
- Loại bỏ CSS không sử dụng
- Preload cache rất tinh tế
- Hover Preload
- Tốc độ cache rất tốt, hỗ trợ cả rewrite máy chủ và cả cấp PHP.
- Giao diện đẹp mắt dễ sử dụng.
- Tích hợp CDN đến tận răng.
- …
Trong trường hợp dưới 1000 trang
FlyingPress thực hiện cache cấp phần mềm cache tốt nhất năm 2023.
Khi nào sử dụng swift performance plugin
swift performance là theo mình là plugin cache tốt nhất năm 2021 đúng nghĩa là plugin toàn năng. vừa cache được cấp phần mềm vừa quản lý được cache cấp máy chủ.
swift performance thì có 2 bản là miễn phí và trả phí
là swift performance lite và swift performance pro.
Trong trường hợp dưới 300 trang đang chạy webserver apache, nginx, LiteSpeed
website của bạn đang chạy apache, nginx , litespeed có cache phía máy, website dưới 300 trang thì hãy chọn swift performance lite nếu có điều kiện thì hãy sử dụng swift performance pro có thể cải thiện được 50ms tốc độ so với bản miễn phí.
Swift performance tương thích rất tốt tất cả webserver phổ biến của linux.
swift performance toàn năng những website dưới 300 trang và có cache phía máy chủ hãy bật chế độ cache viết lại quy tắc thì tốc độ hết sức tuyệt vời.
Đặc biệt tuyệt vời hơn nữa nếu bạn đầu tư sử dụng swift performance pro.
Trong trường hợp Trên 300 trang đang chạy webserver apache, nginx, LiteSpeed
Thì gần như bắt buộc bạn phải sử dụng swift performance pro.
Đừng cố gắng null bạn nhé vì thứ tạo lên sự vượt trội là dùng API của swift chứ không phải là phần mềm.
Khi nào sử dụng Litespeed cache
Trong trường hợp website trên 300 trang, webserver litespeed và có hỗ trợ cache phía máy chủ lscache.
Litespeed cache là do công ty webserver LiteSpeed phát triển là plugin miễn phí cực kì tuyệt vời, sứ mệnh nó được sinh ra không phải là để tạo cache phần mềm như những plugin khác nó sinh ra để quản trị hệ thống cache phía máy chủ nâng cao sức mạnh cho máy chủ webserver LiteSpeed.
khi bạn đang sử dụng webserver LiteSpeed và có cache ls cache máy chủ và website trên 300 trang thì litespeed cache thực sự tốc độ cực ngon, gần như khỏe toàn năng.
Hướng dẫn cấu hình plugin LiteSpeed Cache
Lựa chọn nào tốt nhất cho website ít traffic
Nếu website của bạn ít traffic và website dưới 300 trang.
Nếu bạn là người mới bắt đầu và không sử dụng webserver nginx thì lựa chọn wp rocket là lựa chọn tốt nhất vì nó rất thân thiện với người mới bắt đầu không cần có quá nhiều kiến thức về tăng tốc website cũng dễ dàng config được.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm về lĩnh vực tăng tốc website thì mình sẽ khuyến cáo sử dụng Swift Performance, nếu không có tài chính thì dùng bản lite nếu có điều kiện tài chính thì hãy đầu tư bản pro.
Lựa chọn nào tốt nhất cho website cực nhiều traffic
Nếu website trên 1.000 trang và nhiều traffic khủng khiếp
mình sẽ vote hãy dùng plugin LiteSpeed Cache và hãy chuyên qua ngay LiteSpeed webserver vì ngưỡng trên 1k trang là plugin cache cấp php là khó cân được rồi chỉ có cache cấp webserver ở đây mình thấy tốt nhất dành cho wordpress khi có website trên 1.000 trang chỉ có lscache mới cân được vẫn có những con hàng cache cấp webserver khác như Fastcgi (bên nginx) và Varnish Cache (bên apache) nhưng nó về sự phù hợp tốt nhất dành cho WordPress thì lscache vẫn là tốt nhất vì LScache được hỗ trợ tận răng cho WordPress còn 2 anh kia thì không rất khó điều khiển cho những người dùng cơ bản và hỗ trợ tối ưu cho WordPress thì không.
Lựa chọn mạnh nhất và tốt nhất, dành cho những người cực kì nhiều traffic và nhiều trang thì theo mình chỉ có Plugin Litespeed cache bạn hãy chuyển webserver của bạn sang litespeed và cài đặt lscache.
Bạn cứ yên tâm Litespeed có mã nguồn mở là OpenLiteSpeed lên miễn phí, mình có một seria: hướng dẫn từ a đến z tối ưu OpenLitSpeed cho WordPress bạn chỉ cần copy và pates là làm được ngay. bạn có thể tham cài đặt openlitespeed
Bạn chỉ cần đầu tư một con vps và làm theo những gì mình hướng dẫn thì sẽ chạy được. Nếu không bạn có thể liên hệ với mình, mình có dịch vụ quản trị WPTangToc OLS premium openlitespeed dành cho WordPress.
Những plugin nổi tiếng không có trong danh sách
- wp supper cache: lỗi thời, tốc độ chậm bạn có sự lựa chọn khác ngon hơn hẳn. Đây là một huyền thoại một thời.
- W3 Total Cache: quá nhiều cấu hình phức tạp, khó cấu hình dù cấu hình đúng thì hiệu suất cũng vẫn kém. thời điểm hiện tại không cần thiết phải tốn thời gian tìm hiểu từng cấu hình của W3 Total Cache làm gì, dù có cấu hình được thì hiệu suất cũng không hề ngon cho lắm.
- PerfMatters: đây không phải là plugin cache mà là plugin tối ưu hóa cách tay phải đắc lực của các plugin cache, plugin này có thể kết hợp với những plugin cache hoạt động khá hiệu quả.
- Hummingbird: tốc độ kém, nhiều lỗi.
- Cache Enabler và Breeze: khá ngon nếu đang sử dụng webserver nginx, nếu bạn đang dùng máy chủ của Cloudways thì Breeze vẫn là lựa chọn tốt nhất nhưng còn không thì Swift Performance hoặc FlyingPress sẽ làm tốt hơn về mọi mặt.
- wp rocket một huyền thoại nhưng những năm gần đây wp rocket thể hiện phát triển một cách thiếu đột phát và chậm chạp vì vậy FlyIngPress đã cho hít khói. nói gì thì nói plugin này cũng rất đáng để sử dụng vì nó do nó rất trưởng thành và an toàn ổn định.
- Simple Cache: tốc độ rất ngon nhưng đơn giản thiếu tính năng cần thiết với người dùng cơ bản, nó chỉ phù hợp với người dùng nâng cao đã làm mọi thứ bằng tay được, simple cache kết hợp với redis thì cho một tốc độ tuyệt vời.
- SiteGround Optimizer: chỉ chủ yếu là tiết kiệm tài nguyên máy chủ và là sản phẩm độc quyền của SiteGround, phải dùng SiteGround share hosting của họ mới dùng được plugin này. Họ chỉ tập trung vào tiết kiệm tài nguyên máy chủ là chính, không tập trung thiên hướng vào hiệu suất tốc độ.
- WP Performance: rất ngon tốc độ tốt, dễ dùng nhưng lâu ngày không được update dẫn đến quá nhiều lỗi ở thời điểm hiện tại.
- Nitropack: chỉ tập trung vào hack điểm google page speed và giá cả sử dụng khá đất tốc độ không ấn tượng. Chỉ có anh em cuồng điểm số thì mới cần quan tâm sử dụng nitropack. hiệu suất thực tế Nitropack đem lại thì rất tệ.
- WP Fastest Cache tốc độ cũng khá ổn mức trung bình không phải là nhanh lắm và không phải là chậm lắm, nó là một trong những plugin hiếm hoi tương thích với đồng bộ đơn hàng kioviet, tương thích rất tốt với website thương mại điện tử woocommerce. Nhưng lại rất dễ gặp lỗi tương thích khi sử dụng những plugin tối ưu tốc độ khác kết hợp kèm theo. rất khó hiểu. Plugin này sử dụng bản Pro thì rất nhiều tính năng hay.
Chúc bạn thành công!
Phương tống đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Mình cũng xài litespeed cache ở azdigi. Nhưng phần redis cache thỉnh thoảng bị lỗi, hỗ trợ liên hệ thì họ kêu cài redis cache plugin riêng. Mình cũng cài riêng ra nhưng hai plugin xung đột, lúc được cái này thì mất cái kia. Hiện tại không biết dùng plugin cache nào nữa. Ngoài plugin litespeed cache còn plugin nào tốt tương đương cho từ 300 trang trở lên ko ạ ? Cảm ơn tác giả
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
mình công nhận dạo này share hosting của azdigi dùng redis rất hay bị lỗi vì vậy tốt nhất nếu bạn dùng share hosting azdigi thì hãy tắt redis đi, ngoài còn litespeed cache nếu website trên 300 trang mà cân tốt thì mình vote swift preformance bản pro trả phí.
Phương tống đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Bữa Nay mình còn gặp tình trạng một số plugin tự động tắt, mặc dù mình không làm gì cả. Check file log thì thấy [25-Aug-2022 03:37:48 UTC] RedisException: OOM command not allowed when used memory > ‘maxmemory’
Để mình thử tắt đi xem sao. Mình dùng gói doanh nghiệp đó. Từ lúc bên azdigi nâng cấp xong bị liên tục
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
azdigi đang bị lỗi redis, dùng share hosting azdigi dùng redis lỗi liên tục, nếu bạn dùng share hosting azdigi thì hãy tắt redis hoặc hãy chuyển qua vps rồi sử dụng redis cho ổn định
Hữu Chính đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Các bài viết trên web khá là tâm huyết và đầu tư, một vài lỗi sai chính ta thôi 😅 nhưng nó không quan trọng so với nội dung chi tiết của bài viết. Và đặc biệt là lấy luôn web wptangtoc để làm ví dụ 👍😀 chúc bạn thành công. Và mình nghĩ bạn sẽ thành công thôi 😀👍 nếu có cơ hội sẽ sử dụng thử dịch vụ bên bạn.
Gia Tuấn đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
cảm ơn anh đã quan tâm đến blog wptangtoc