Bạn có thể loại bỏ hạn chế sử dụng những plugin vô bổ sẽ có những giải pháp thay thế tốt hơn tốc độ website của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Hãy cài càng ít plugin càng tốt càng load nhanh theo mình câu đó thì không đúng lắm, giá trị không lằm ở ít hay nhiều mà là chất lượng hay không cài chuẩn được plugin ngon hoặc loại bỏ những plugin mà không cần plugin cũng đơn giản làm được.
WordPress luôn luôn liên tục phát triển sẽ ra những tính năng thay thế một số plugin
đó là việc giá trị liên tục cập nhật WordPress và kiểm tra WordPress phiên bản mới có gì hay để mình có thể lựa chọn thêm hoặc xóa plugin.
Kể từ WordPress 5.5 tích hợp sẵn sitemap mình đã quyết định tạm biệt plugin yoast seo.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ những plugin mà theo mình không nên cài và lý do và giải pháp thay thế tốt hơn.
Một plugin có thể bán được nhiều thông thường họ sẽ tạo ra quá nhiều tính năng để đáp ứng mọi nhu cầu chính ví thế nó làm nặng website của bạn mà bạn cũng không sử dụng đến.
Những plugin không tốt cho tốt độ load website của bạn,những lý do nó có đáng để chấp nhận nhược điểm của nó không?
Đây danh sách là những plugin phổ biến và được tải nhiều trên WordPress.
Mục lục
Backup Buddy và các plugin backup khác
mình rất không thích backup bằng plugin nó làm nặng website gắn vào database, backup plugin mềm theo kinh nghiệm của mình thì khá dễ lỗi, khi bạn chuyển sang hosting khác thì nó khá là phiền.
Giải pháp: backup bằng thủ công là tốt nhất, hoặc dùng dịch vụ backup của nhà cung cấp hosting.
Trong tương lai mình sẽ đăng một bài viết về hướng dẫn cách backup website WordPress phương pháp thủ công.
EWWW Image Optimizer
Đây là phần mềm nén ảnh tuy nhiên nó không sử dụng api máy chủ từ xa mà dùng chính webhost của bạn để render rất tiêu tốn tài nguyên cho webhost của bạn, ít tùy chọn về nén ảnh tuy nhiên mình đã test thì chất lượng ảnh không bằng được LiteSpeed hay cao cấp hơn là shortpixel.
Giải pháp thay thế: miễn phí thì hãy dùng litespeed, nếu trả phí thì dùng shortpixel vì nó nén bằng api máy chủ từ xa.
Wordfence và các plugin bảo mật
Mình không khoái với những plugin bảo mật vì thực sự nó chỉ đưa ra những danh sách bảo mật bạn có thể tự làm theo điều đó bằng tay những thứ họ nêu ra danh sách để là những thứ xưa như trái đất, may mắn thì chỉ có thể ngăn cản được các hacker nghiệp dư còn các hacker chuyên nghiệp thì cũng chịu.
Plugin bảo mật tạo cho người dùng một niềm tin bảo mật chắc chắn dối lòng.
Bảo mật đâu thì chưa biết nhưng tiêu tốn tài nguyên thì có thừa, làm nặng website của bạn.
WordPress liên tục tung ra các bản cập nhật nâng cấp bảo mật.
Bảo mật hiệu quả nhất từ webhost chứ không phải là từ website.
Giải pháp thay thế: bảo mật cơ bản bằng tay mình có chuyên mục bài viết về bảo mật cơ bản, cũng là những ý tưởng của các plugin bảo mật này ra, bạn có thể tham khảo, lựa chọn những nhà cung cấp hosting uy tín họ sẽ lo cho bạn về vấn đề bảo mật.
Giải pháp thay thế cao cấp hơn hãy thuê chuyên gia bảo mật làm việc cho bạn.
Yoast seo
plugin này quốc dân gần ai cũng phải cài.
bạn có thể tham khảo bài viết : loại plugin seo để tăng tốc website
Plugin seo nó không có bí thuật nào để google yêu thương bạn cả, quan trọng nội dung website của bạn google mới yêu thương bạn.
plugin yoast seo cũng chỉ mang tính chất thiết lập danh sách hướng dẫn bạn tập làm seo onpage , tuy nhiên nếu bạn đã chuyên nghiệp rồi thì mấy cái điểm số của yoast seo chấm điểm chả còn quan trọng và mấy cái danh sách bạn cũng chả cần để ý, một số tính năng hay của yoast seo thì bạn phải trả phí thì mới được sử dụng.
Giải pháp thay thế: Môt kỹ năng seo onpage tốt và themes có hỗ trợ tính năng seo như themes genesis…
Đây là plugin nó chỉ là chia sẻ bài viết bạn có thể chỉ cần sử dụng html + css là có thể làm hoàn hảo rồi không cần giải pháp thay thế.
Một plugin chia sẻ mạng xã hội họ tích hợp rất nhiều mạng xã hội cho mình như Facebook, Twitter, pinterest, linkedin… nhưng ở Việt Nam thì chỉ thường dùng mỗi facebook để chia sẻ là chính.
Giải pháp thay thế: tự tạo cho mình một plugin chia sẻ bài viết bằng php, nếu không mình sẽ hướng dẫn các bạn làm plugin chia sẻ cho riêng mình, mình sẽ sớm ra bài viết đó thôi ( plugin chia sẻ là thứ bạn có thể tự tạo được, như mình đang sử dụng là plugin chia sẻ mạng xã hội mình tự tạo, bạn có thể kéo xuống cuối bài viết này chia sẻ thử xem có ok không kakaka), nếu như bạn còn biết kết hợp với font svg thì tốc độ gọi là tuyệt hảo.
Facebook Comments
plugin này nặng thì tuyệt vời luôn làm giảm tốc độ load website rất đáng kể, mà còn chưa kể để tích hợp vào website WordPress chính sách bảo mật của Facebook giờ rất khó khăn tích hợp Facebook Comments vào WordPress còn chưa nói là khá rườm rà.
Giải pháp thay thế: dùng bình luận mặc định của WordPress như mình đang dùng hoặc plugin wpDiscuz (phải thiết lập tối ưu nhé không thì nặng chả khác gì facebook Comments)
Google XML Sitemap
Đây là một tạo sitemap bây giờ đến WordPress 5.5 thì plugin này thì theo mình cũng đã trở lên vô dụng.
Giải pháp thay thế: WordPress 5.5 trở lên đã tích hợp sẵn sitemap cho bạn, nếu bạn đang dùng Plugin SEO như yoast seo, plugin rank math thì nội tại bản thân plugin này cũng đã có tích hợp sitemap sẵn trong đó khá tốt rồi.
Really Simple SSL
Plugin này theo mình nó là thứ vô nghĩa làm chậm website đi đáng kể.
Bạn có thể tham khảo bài viết này: chuyển hướng HTTP to HTTPS hiệu quả nhất
Giải pháp thay thế: chuyển hướng từ cấp máy chủ cho tốc độ nhanh hơn và tiết kiệm hơn rất nhiều.
WP Add Custom CSS
Plugin chỉnh sửa css mình nghĩ nó không cần thiết theo mình được cái nhìn giao điện trông đẹp hơn
giải pháp thay thế: gần như bây giờ thì themes WordPress nào cũng hỗ trợ tính năng này cả nhưng mà với website WordPress mình khuyến cáo hãy cho vào file style.css của bạn (sử dụng file css thì tốt hơn css nội tuyến để có thể tận dụng được trình duyệt cache) (những cách nhúng thêm css vào WordPress), website không phải là landing page thì đừng bao giờ nội tuyến css.
Jetpack
Mình cảm thấy plugin Jetpack như một appstore thu nhỏ là plugin cực nhiều tính năng và cồng kềnh.
Giải pháp thay thế : nó gồm khoảng 42 tính năng thì biết giải thích ngắn gọn giải pháp ra sao, mà thôi hy vọng bạn tự tìm hiểu sẽ.
Để nói về giải pháp thay thế plugin Jetpack thì rất dài, nếu cần thiết mình có thể sẵn viết một bài riêng chia sẻ về chủ đề này.
Broken Link Checker
Plugin này là kiểm tra website lỗi 404, tận chí nó cũng có thể để làm preload cache (preload cache thì không mấy tối ưu và hiệu quả lắm) plugin này sẽ quét và chạy liên tục trong cơ sở dữ liệu và webhost của bạn tiêu hao rất nhiều tài nguyên.
Giải pháp thay thế: nếu bạn cần check trang 404 thì hãy sử dụng Screaming Frog SEO Spider Tool ( đây là phần mềm trên máy tính bạn gõ url của bạn nó sẽ kiểm tra audit check 1 lần xem có lỗi 404 gì không rồi chỉnh sửa), nếu bạn muốn preload cache thì có nhiều những kỹ thuật preload cache khác tối ưu hơn. bạn có thể tham khảo: các plugin cache có hỗ trợ preload cache như LiteSpeed, swift performance pro, wp rocket, LiteSpeed Crawler Script, Optimus Cache Prime…
Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn tăng tốc website WordPress của bạn chúc bạn thành công
Để lại một bình luận