sao lưu và khôi phục website là một thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển website, giúp website hoạt động ổn định hơn và đặc biệt quản trị viên website sẽ tăng sự tự tin lên rất nhiều lần khi tác động vào website và vận hành website.
Trong quá trình phát triển website nếu không có bước sao lưu website thì giống như bạn đi cầu thang mà không có lan can vậy – Khá là rủi ro và nguy hiểm.
Tôi đã từng sử dụng test thử rất nhiều plugin sao lưu backup website và khôi phục website nhưng tôi nhận ra rằng:
Nếu dựa trên góc độ là người đam mê tốc độ load website thì Plugin sao lưu backup là thứ vớ vẩn, nếu trên góc độ người dùng lười tìm hiểu về công nghệ webhost WordPress thì plugin backup thì khá là tuyệt vời.
Bài viết này dựa vào quan điểm cá nhân và trải nghiệm của mình.
Mình rất ghét những plugin backup như Plugin insert headers and footers, plugin bảo mật những người mới bắt đầu WordPress mới học WordPress thì thấy nó quan trọng thật nhưng khi đã sử dụng thành thạo WordPress thì thấy mấy thứ đó khá là nhảm nhỉ.
Chúng ta luôn có giải pháp khác tuyệt vời hơn rất nhiều.
Hãy lựa chọn plugin thật kỹ lưỡng cân nhắc nó không giống như mua rau, một plugin sẽ có tác động ít hoặc nhiều đến tốc độ load website của bạn.
Bài viết này mình sẽ phân tích tại sao plugin backup là thứ nhảm nhí, và giải pháp thay thế tốt hơn rất nhiều.
Sự thật rằng mình cũng đã hơn 3 năm rồi không sử dụng bất kỳ plugin backup website cho công việc của mình những website chính thức của mình và khi mình nhận dự án tối ưu website cho khách hàng của mình, mình chuyển website giúp khách hàng, tạo lập localhost của mình cũng không bao giờ sử dụng bằng plugin backup restore.
Mình chỉ sử dụng là để test để có thêm trải nghiệm đánh giá để viết những bài blog này thế này này.
Mình vẫn cảm thấy tốt vì điều đó, có nhiều người quá gắn bó với plugin backup nào đó nghĩ là bị điên bỏ plugin nào chứ không bao giờ bỏ plugin backup WordPress.
Hãy thử bước ra khỏi vùng an toàn của mình và và thử những phương pháp tốt hơn nhé.
Plugin backup là gì
Plugin backup là một plugin hỗ trợ người dùng WordPress backup website vào một thời điểm nào đó, xong có vấn đề xảy ra thì sẽ khôi phục lại website đúng thời điểm backup.
Mục đích backup là nâng cao sự hoạt động ổn định cho website, đặc biệt nâng cao sự tự tin của người chủ sở hữu website. Giống như đi cầu thang thì phải có lan can đấy.
Trên thị trường có rất nhiều plugin backup WordPress, miễn phí có trả phí có.
Bài viết này mình sẽ không để cập kiểu top 7 plugin backup tốt nhất năm 2021 gì đó, nhưng cũng nên đề cập một số plugin cộp cán trong lĩnh vực này như là UpdraftPlus, BackupBuddy, VaultPress, all in one wp migration đây là mình thấy là những plugin mình cảm thấy thực sự là khá ổn áp và rất nổi tiếng.
Mình không khuyến cáo sử dụng plugin backup nào hết nhé, đơn giản là bài này nói tại sao mình không thích plugin backup.
Ưu điểm khi sử dụng Plugin backup
1: Backup không lưu local, chỉ một số plugin cao cấp trả phí họ hỗ trợ auto backup rồi chuyển file lên lưu trữ đám mây như Google Driver hay các trang lưu trữ đám mây cho bạn, cao cấp hơn nó họ lưu trữ tạo lưu trữ đám mây của họ.
2: Có tính năng bảo mật khi khôi phục, ý là trước khi khôi phục phải điền mật khẩu gì đấy và làm một số thủ tục bảo mật mới cho phép khôi phục.
3: Thao tác sao lưu backup thường rất dễ làm.
4: Các plugin backup trả phí ngon ngon thiết lập tự động hóa sao lưu rất dễ dàng.
5: Nhiều tài liệu hướng dẫn cách sử dụng plugin backup nào đó có rất nhiều tài liệu trên internet.
Nhược điểm khi sử dụng Plugin backup
1: Chèn thêm cơ sở dữ liệu vào database dù bạn đã xóa plugin đó đi rồi (nguyên nhân chính khiến mình không hài lòng với những plugin backup và khôi phục website, nó làm chậm website của bạn theo thời gian với những người dùng có kinh nghiệm thì xóa database đó đi là xong nhưng không phải ai cũng biết làm điều đó).
2: làm nặng website, một plugin nào bạn cài cũng tác động không ít thì nhiều đến tốc độ, cái nào tốt thì tác động ít cái nào không tốt thì rất nhiều plugin sao lưu và khôi phục thường sẽ không nhẹ.
3: Dễ xảy ra lỗi.
4: Tốc độ backup khá chậm, sao lưu backup thì đơn giản nhưng restore thì nhì nhằng phết thủ tục rườm rà.
5: Chỉ thuận tiện cho những website nhỏ thì dùng còn tốt, những website cơ sở dữ liệu lớn nặng thì backup plugin thì khó ăn lắm đợi đến bao giờ.
6: Tạo một số thư mục rác không cần thiết trong website.
7: Plugin backup miễn phí, sẽ backup local mà nhiều bạn không biết thấy website nặng kinh khủng.
8: Các plugin backup thường sử dụng định dạng độc quyền vì vậy khi có lỗi xảy ra thì thực sự rất khó sử lý.
9: Phải cấu hình lại php khi sử dụng uploads-max khá rờm ra khi file backup của bạn lớn không cấu hình phần đó thì sẽ xảy ra lỗi khi khôi phục. Khi làm xong phải quay lại mặc định để nâng cao bảo mật.
10: Khi bạn muốn backup hệ thống lớn backup kiểu lũy tiến thì plugin không làm được.
Giải pháp thay thế hoàn hảo
có 2 cách mình thường dùng, tốt hơn hết thì dùng cả 2.
Có 2 cách này thì đều miễn phí, có cách thứ 2 nếu muốn ăn chơi hơn hiệu quả hơn thì trả phí phí rất rẻ so với mua plugin nhé.
Phương pháp 1: backup và restore bằng thủ công
Đây là phương pháp mình yêu thích nhất. và mình vẫn đang gắn bó và sử dụng nó hàng ngày cho công việc của mình.
Ưu điểm của sao lưu và khôi phục thủ công
- Sao lưu và khôi phục tốc độ nhanh hơn Nếu như bạn đã quen với cách backup thủ công rồi thì tính tổng thời gian backup bằng plugin so với backup thủ công thì backup thủ công nhanh hơn rất nhiều.
- Không thêm bất cứ dữ liệu nào vào database không ảnh hưởng đến tốc độ load website
- Nếu có lỗi xảy ra thì dễ dàng sử lý
- Ổn định
- Khi đã quen tay thì sẽ có thể ứng dụng được nhiều kỹ thuật khác nâng cao hơn
- Không giới hạn dung lượng, nếu 1 số plugin thì họ giới hạn nếu trả phí thì họ cho thoải mái
- Miễn phí
- Đơn giản bạn không phải cài cắm thêm plugin nào cho website của bạn như vậy làm nhẹ website
Nhược điểm của sao lưu và khôi phục thủ công
- Đường cong học tập mới đầu có vẻ hơi khó hiểu nhiều bước hơn so với plugin nhưng khi bạn quen tay rồi điều đó hết sức đơn giản
Hướng dẫn sao lưu thủ công
Thao tác backup thủ công cũng không hề phức tạp lắm đâu mình thấy rất đơn giản.
Điểm mấu chốt backup website WordPress:
1: Backup cơ sở dữ liệu (dữ liệu mềm)
2: Backup bộ code cứng, file dữ liệu, ảnh… (dữ liệu cứng)
Nếu bạn đang dùng vps hoặc share hosting cpanel có hỗ trở terminal hay máy chủ riêng thì bạn hãy sử dụng cách này Sao lưu và khôi phục website WordPress chỉ bằng lệnh linux [command line]
Còn dưới đây mình sẽ hướng dẫn trên share hosting, Mình sẽ có video hướng dẫn mọi người backup và khôi phục thủ công sớm thôi.
Bước 1: Sao lưu mã nguồn bộ code cứng: giả sử bạn dùng cpanel,directadmin thì bạn vào file manager của cpanel,directadmin rồi bạn truy cập vào mã nguồn website của bạn: ví dụ như public_html rồi bạn chọn tất cả các file rồi đóng thành 1 file zip. Rồi tải file đó về máy tính của bạn. Rồi xóa file backup mã nguồn đó trên web hosting đi
Bước 2: bạn truy cập vào phpmyadmin. rồi bạn xuất file database của website ra về máy tính của bạn lưu trữ.
Như vậy là hoàn tất sao lưu website rồi đó: bạn dã có 2 file (file database – file đuôi sẽ có định dạng đuôi là .sql và file mã nguồn có định dạng đuôi .zip)
Hướng dẫn Khôi phục thủ công
Bước 1: cpanel,directadmin thì bạn vào file manager của cpanel,directadmin rồi bạn truy cập vào mã nguồn website của bạn: ví dụ như public_html rồi bạn chọn tất cả các file rồi xóa toàn bộ mã nguồn các file trong website của bạn.
Bước 2: Bạn uploads file backup mã nguồn có định dang .zip được lưu trữ trong máy tính của bạn uploads vào thư mục mã nguồn bạn vừa mới xóa hết file.
Bước 3: Khi uploads xong thì bạn giải nén toàn bộ file zip đó rồi. Khi giải nén xong toàn bộ thì xóa file zip đó đi.
Bước 4: khôi phục database, bạn truy cập vào trình quản lý database của bạn giờ bạn xóa database của bạn đi rồi tạo mới – mục đích là đề xóa sạch dữ liệu trong database đi. xong rồi vào phpmyadmin của bạn khôi phục database chọn file database ở máy tính đuôi định dạng là .sql của bạn lúc trước bạn sao lưu.
Bước 5: kiểm tra lại file wp-config.php trong public_html mã nguồn website của bạn xem đã trùng điền đúng các tài khoản cơ sở dữ liệu chưa sửa lại cho đúng, nếu giá trị database bước 4 bạn xóa nhưng đặt tên vẫn như cũ thì bỏ qua bước này, nếu thay đổi thì điền lại cho đúng.
Như vậy là hoàn tất khôi phục xong website rồi đấy.
Phương pháp 2: Sử dụng dịch vụ backup và restore của nhà cung cấp webhost.
Đây là giải pháp thay thế rất hay, nó cũng sẽ thường dùng các định dạng thao tác như backup thủ công nhưng được hoạt động 1 cách tự động. Nếu như bạn backup thủ công bạn thấy không phải lúc nào cũng nhớ backup website thì đây là giải pháp cho bạn
Cái này thường chỉ phù hợp với những bạn đang sử dụng share hosting đặc biệt là share hosting càng cao cấp thì khoản backup này càng ngon.
Hoặc có một số nhà cung cấp share hosting họ có dịch vụ kèm theo, up sale trả thêm tiền tùy vào đơn vị cung cấp dịch vụ.
Nếu bạn dùng VPS thì bạn có thể tự tay viết bash script để tự động hóa backup website. Nếu bạn dùng VPS thì bạn có thể sử dụng WPTangToc OLS mình cũng có phát triển tính năng sao lưu và khôi phục website cho bạn một cách tự động.
Bình thường thì nếu nhà share hosting bình thường họ sẽ backup 1 tuần một lần, nếu nhà share hosting chất lượng thì họ sẽ backup theo ngày (thường có thể bạn phải trả phí thêm tiền backup tùy vào đơn vị cung cấp dịch vụ và gói share hosting của bạn đang sử dụng như thế nào).
Chất lượng những công nghệ backup của họ thường là những công nghệ khá cao cấp mà bình thường bạn phải mua mới dùng được, nhưng các nhà share hosting họ mua xong cho những người sử dụng dịch vụ share hosting của họ được dùng miễn phí, nói chung là rất ngon.
Ngon hay không thì tùy thuộc vào trình độ khả năng nhà cung cấp share hosting bạn chọn.
Đây là một điểm lưu ý quan trọng những tiêu chí chọn share hosting chất lượng
Tóm tắt:
Phương pháp backup thủ công là phương pháp mình rất yêu thích và sử dụng hàng ngày vì nó không tác động ảnh hưởng tốc độ website nhiều như backup bằng plugin, vì plugin chạy bằng php còn backup thủ công có liên quan gì để php đâu bạn làm trực tiếp trên webhost, tốc độ sử lý trực tiếp trên web hosting thì luôn luôn nhanh hơn chạy qua php.
Khi bạn đã biết backup và restore thủ công thì sau này rất dễ dàng cho việc bạn chuyển nhà cung cấp webhost khác, thì bạn tự tin dễ dàng di chuyển website của bạn, hay đơn giản là tạo lập localhost thì plugin backup rất khó làm. Và nếu website của bạn bị mã độc thì bạn có thể hiểu và sử lý mã độc, hay với hệ thống lớn thì bạn có thể backup lũy tiến mà còn đặc biệt backup thủ công nó miễn phí nữa Nếu plugin backup thì cái ngon thì phải trả phí không thì giới hạn nhiều thứ lắm…
Lê Minh Sĩ đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
em làm như a nhưng vân không chuyển dữ liệu web cũ qua mới đc a