Lựa chọn VPS(Virtual Private Server) hay share hosting năm 2023 khi giá gần ngang nhau, ai tốt hơn, nó tốt nhất cho những ai và những nhu cầu nào.
Về cơ bản không có cái nào tốt hơn cái này, chỉ có cái nào phù hợp với bạn mà thôi
Cách đây khoảng 5 năm trước thì giá tiền vps và share hosting nó khác nhau hoàn toàn kiểu, đại gia chút mới chơi vps còn không thì share hosting nhưng giờ 2023 thị trường cạnh tranh người dùng được hưởng lợi rất nhiều và có rất nhiều lựa chọn trong nhiều phân khúc đặc biệt là trong phân khúc giá rẻ.
VPS giờ năm 2023 mức giá chạm đáy của share hosting rồi thì chúng ta cần phải làm gì?
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ để giúp các bạn có quyết định đúng đắn nhất với nhu cầu của mình, để không bị hối hận nhé.
bài viết này mình sẽ chỉ nói là VPS tự quản trị và Share Hosting.
Chứ VPS có quản trị giá đặt lắm, thì làm sao mà bảo ngang giá với share hosting được, bài biết này mình sẽ lấy góc nhìn 100.000 VNĐ/ 1 tháng đầu tư vào webhost nhé. ( không săn giảm giá và không cụ thể một cái tên nhà cung cấp nào hết, không nói về share hosting cloud, share hosting seo mấy cái đặc biệt đó chỉ nói về những vps và share hosting tầm trung cơ bản chạy website được tốt …).
VPS thì mình sẽ nói trên góc độ không cpanel nhé, VPS dùng cpanel thì cấu hình chùa.
đây là chia sẻ góc độ nhìn từ người dùng từ kinh nghiệm của mình, mình không kinh doanh dịch vụ máy chủ share hosting hay vps gì hết.
Thần chú quốc dân ngành website:
- traffic ít ( dùng share hosting)
- traffic trung bình ( dùng VPS)
- traffic nhiều ( dùng máy chủ riêng)
Thần chú này cũng khá đúng, không phải là chắn chắn đúng. nó đúng tùy vào trường hợp và nó sai cũng tùy vào trường hợp, xem nhu cầu của bạn như thế nào.
So sánh vps và share hosting
Mục lục
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Hỗ trợ dịch vụ rất tốt | Không tùy chỉnh được theo nhu cầu riêng | |
Tài liệu học tập thì rất nhiều | Quá tài nguyên bị khóa tài khoản ngay | |
Hỗ trợ dịch vụ dễ dàng | Tốc độ kết nối ssl và dns chậm hơn so với vps | |
Cpanel dễ dàng quản trị | Thường giới hạn số subdomain kết nối | |
Hỗ trợ auto backup hàng tuần | Không chủ động được cập nhật công nghệ | |
Cộng đồng chia sẻ về share hosting nhiều | Không mod chuyên sâu về websever để phục vụ nhu cầu riêng | |
Đội ngũ chuyên nghiệp phụ trách kỹ thuật | Index file cho google khó khăn hơn vps | |
Sẵn sàng cài đặt hỗ trợ chuyển website giúp bạn | Dùng IP chung dễ bị backlist, tốn thêm thời gian dns lookup | |
Một số nhà cung cấp có plugin WordPress độc quyền | Rủi ro virus ông hàng xóm nghịch virus bạn cũng cận thận | |
Nhiều tính năng bảo mật cao cấp | Khả năng chịu tải thấp | |
Nhiều dịch vụ trả phí nhưng được dùng miễn phí | Tốc độ cache chưa ngon lắm |
Ưu điểm khi sử dụng VPS
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Tốc độ chịu tải tốt | Dễ lỗ hỏng bảo mật nếu không có kiến thức về bảo mật websever | |
IP riêng kết nối dns và ssl rất nhanh, delay thấp | Khó khăn thao táo khi không có bản điều khiển trực quan như cpanel… | |
Hỗ trợ cache tốt hơn | Tốc độ tạo lập được 1 một website chậm hơn vì không có cpanel | |
Tùy biến cache phía máy chủ | Không có hệ thống auto backup phải backup bằng tay | |
Chủ động khi có vấn đề xảy ra | Không có kiến thức khó quản lý và điều hành | |
Thích chuyển websever như thế nào thì chuyển | Có vấn đề xảy ra thì phải tự giải quyết | |
IP riêng khó vào backlist mình làm mình chịu | Cài đặt không chuẩn dễ bị lỗi | |
TTFB thời gian phản hồi máy chủ luôn luôn tốt hơn | Không có công nghệ bảo mật cao cấp | |
Chủ động cập nhật công nghệ sớm hơn | Ít tài liệu học tập hơn so với share hosting | |
Không giới hạn subdomain, Không giới hạn mấy cái thông số | Webhost bị downtimes đột ngột bạn không để ý thì tạch | |
Tùy chỉnh sâu về websever phục vụ nhu cầu riêng | Cài đặt sai cách làm giảm hiệu suất website |
Dành cho những người:
- những người không có nhiều thời gian cập nhật về công nghệ webserver.
- những người mới bắt đầu tạo lập website.
- những người thích ổn định ăn chắc, không thích phiêu lưu thử thách về công nghệ.
- những người lập ra cái website kiểu dạng để cho có, truy cập được thì tốt còn không truy cập được thì thôi kệ nó.
VPS (Virtual Private Server) dành cho ai
Dành cho những người:
- cho những người đã thành thạo về quản trị website. khối lượng công việc của việc quản trị website đã nhiều rồi bạn chưa thành thạo lắm về việc quản trị website, mà phải ôm thêm công việc quản trị webserver số việc càng thêm nhiều hơn (nâng cao độ khó cho game)
- cho những người muốn tìm hiểu về công nghệ và tận hưởng trải nghiệm về công nghệ.
- cho những người muốn tỷ lệ đầu tư ROI vào webhost tốt hơn.
- cho những anh em muốn cho website của mình phải chau chuốt với ngân sách thấp nhất nhưng hiệu năng và ổn định phải là tốt nhất.
Tóm tắt:
Share hosting dành cho những người mới bắt đầu tạo lập cho mình một chiếc website, share hosting luôn là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu, khi tạo lập website thì có rất nhiều công việc cần phải làm.
Bạn hãy dùng share hosting để đội ngũ họ lo phần webserver bạn lo phần website đi đã, nếu có nhu cầu nâng cấp tìm hiểu sâu về webserver khi kỹ năng bạn đã thành thạo với website rồi thì bạn có thể bắt đầu với VPS.
Chọn share hosting vì dịch vụ hỗ trợ, Chọn VPS vì chọn cấu hình.
Lời khuyên:
- Nếu bạn chọn nhà cung cấp share hosting thì chọn những nhà chuyên cung cấp chỉ cung cấp share hosting, hãy ưu tiên share hosting ở trong nước vì thứ người mua share hosting ưu tiền là sự hỗ trợ.
- Nếu bạn chọn nhà cung cấp VPS thì chọn những nhà chuyên cung cấp chỉ cung cấp VPS. lựa chọn VPS thứ cần họ là cần cấu hình webserver và họ đảm bảo về phần cứng hoạt động ổn định.
Không nên chọn nhà cung cấp nào mà làm cả 2 vừa share hosting mà vừa VPS, người lực thì có giới hạn thì không thể có thể làm giỏi được mọi thứ được, 2 thể loại này nghe rất liệu quan nhưng thực chất không liên quan lắm như mình đã nói bên trên “Chọn share hosting vì dịch vụ hỗ trợ, Chọn VPS thì chọn cấu hình.”
Nếu bạn lựa chọn VPS thì mình cũng có một seria hướng dẫn thiết lập openlitespeed dành cho WordPress từ a đến z bạn có thể tham khảo để áp dụng nhé.
Hồi trước khi mình dùng share hosting quen rồi, chuyển qua vps thì suy nghĩ đầu tiên cản trở mình là không có bảng điều khiển như cpanel thì làm việc làm sao.
Nhưng khi đã quen với các câu lệnh thì thực sự làm việc với các câu lệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều. bạn có thể tham khảo các scripts webserver cũng rất tiện trong công việc quản trị.
Ghi chú: không phải vps thì không thể cài được các bảng điều khiển như cpanel, DIRECTADMIN …. thực chất vẫn cài được các bảng điều khiển như cpanel, DIRECTADMIN, cyberpanel, aapanel … nhưng cái giá phải trả hơi cao, không nên cài vì bảng điều khiển ăn rất nhiều tài nguyên, lượng hao tài nguyên của bảng điều khiển đó tập trung vào người dùng hiệu suất tốc độ, vps cấu hình nhỏ cơ bản thì cài bảng điều khiển rất là đau đầu còn vps cấu hình khủng long thì thoải mái không vấn đề gì phải nghĩ.
Mà còn phần nữa là những panel chất lượng thường sẽ là trả phí với nhiều anh em như bản thân mình số tiền thuê bản quyền panel đó thì tiền đó mình up thêm ram hay cpu cho cấu hình nó ngon hơn.
Mà thực sự bạn làm việc chủ yếu vào cms WordPress chứ mấy khi vào quản trị máy chủ đâu.
Để lại một bình luận