Bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cụ thể cách sử dụng WPTangToc OLS.
Để giới thiệu sơ qua về WP Tăng Tốc OLS là một phần mềm tập lệnh script do chính mình phát triển được viết bằng ngôn ngữ lập trình shell, đây là một phần mềm miễn phí bạn có thể sử dụng nó mà không phải một đống phí bản quyền nào, mục đích và sứ mệnh của nó là giúp các bạn sử dụng vps hay máy chủ riêng có thể thiết lập một websever một cách đơn giản nhất và hiệu suất tốt nhất.
Rất biết ơn sự đóng góp của bạn nhằm hỗ trợ sứ mệnh xây dựng một phần mềm thiết lập và quản trị websever miễn phí mà hiệu suất tốt nhất ::Donate tài trợ dự án – để giúp công cụ WPTangToc OLS luôn giữ miễn phí cho mọi người.
Mình cũng đã cố gắng viết phần mềm này để có thể các bạn có thể dễ dàng sử dụng nhất có thể, nhưng mình vẫn viết bài viết này để các bạn có thể sử dụng không chỉ là dễ nữa mà còn dễ hơn nữa.
Giờ chúng mình cùng nhau bắt đầu nhé.
Mục lục
- 1 Hướng dẫn cài đặt WPTangToc OLS
- 1.1 Kết nối SSH đến VPS
- 1.2 Yêu cầu hệ thống
- 1.3 Cài đặt WPTangToc OLS
- 1.4 Gọi Menu WPTangToc OLS
- 1.5 Các tính năng bên trong phần menu
- 1.5.1 1: Phân quyền website
- 1.5.2 2: Cài đặt chứng chỉ SSL Miễn Phí
- 1.5.3 3: Sao lưu website
- 1.5.4 4: Khôi phục website
- 1.5.5 5: Hỗ trợ WordPress
- 1.5.6 6: Thêm website
- 1.5.7 7: Xóa website
- 1.5.8 8: Thêm database
- 1.5.9 9: Xóa database
- 1.5.10 10: Sao lưu database
- 1.5.11 11: Khôi phục database
- 1.5.12 12: Xóa File backup website
- 1.5.13 13: Tải mã nguồn WordPress
- 1.5.14 14: Reboot LiteSpeed
- 1.5.15 15: Reboot ALL service
- 1.5.16 16: Reboot websever
- 1.5.17 17: Preload Cache LiteSpeed
- 1.5.18 18: Khóa IP
- 1.5.19 19: Mở khóa IP
- 1.5.20 20: Thay đổi port ssh
- 1.5.21 21: Cập nhật WPTangToc OLS
- 1.5.22 22: duplicate website
- 1.5.23 23: Tự động sao lưu backup website
- 1.5.24 24: Tắt tự động sao lưu
- 1.5.25 25: Danh sách domain
- 1.5.26 26: Tạo shortcuts mã nguồn
- 1.5.27 27: Mở Webguiadmin
- 1.5.28 28: Tắt webguiadmin
- 1.5.29 29: Chuyển toàn bộ VPS
- 1.5.30 28: Cấu hình php.ini
- 1.5.31 29: Khôi phục php.ini
- 1.5.32 30: Thay đổi password ssh
- 1.5.33 31: Thiết lập sao lưu rclone lưu trữ google driver
- 1.5.34 31: Hủy thiết lâp sao lưu rclone lưu trữ google driver
- 1.5.35 32: Download file backup từ google driver
- 1.5.36 33: Quản lý logs
- 1.5.37 34: Thông tin websever
Hướng dẫn cài đặt WPTangToc OLS
Những yêu cầu trước khi cài đặt WPTangToc OLS bạn cần đọc qua để cài đặt như hệ điều hành Centos 7. Cấu hình bất kì phù hợp với nhu cầu của bạn, thì đại loại là cấu hình càng cao thì chịu tải càng khỏe thế thôi, nếu ít traffic thì cấu hình ít cũng được, cũng chạy được êm hết.
Lời khuyên của mình: hãy lựa chọn tìm kiếm nhà cung cấp VPS, Máy chủ riêng uy tín chất lượng.
Kết nối SSH đến VPS
Để thao tác được với VPS thì việc đầu tiên bạn cần một công cụ có thể kết nối từ máy tính của bạn đến VPS qua giao thức SSH (Secure Shell). Nghĩa là bạn có thể quản lý VPS từ xa thông qua Internet. Ví dụ VPS mua ở Japan, bạn ở Việt Nam vẫn kết nối được.
Để kết nối SSH đến VPS bạn có thể sử dụng một trong các công cụ sau:
- Bitvise SSH Client (trên windows cá nhân mình thích sử dụng phần mềm này nhất, mình khuyên các bạn sử dụng, mình có làm video chia sẻ về vps thì vẫn dùng Bitvise SSH Client để thị phạm vì thích giao diện trực quan và cơ chế copy và paste của phần mềm, dễ dùng và dễ kết nối)
- Terminal (linux : thực sự thì cá nhân mình dùng quản trị vps bằng phần mềm này nhiều nhất 😂 😂, mình đem ra thị phạm thì cũng khó cho mọi người hình dùng)
- Terminal (Mac)
- Powershell (windows)
- Command Prompt (windows)
- PuTTY (windows)
- Có rất rất nhiều phần mềm khác hỗ trợ kết nối ssh
Bạn sử dụng phần mềm kết nối ssh nào cũng được, phần mềm nào bạn sử dụng quen rồi thì hãy sử dụng nếu bạn chưa từng sử dụng phần mềm ssh nào thì mình đề cử nên dùng phần mềm Bitvise SSH Client.
Khi bạn đã chọn một phần mềm kết nối ssh và bạn lựa chọn thuê một vps của hãng nào đó.
Yêu cầu hệ thống
- Hệ điều hành: CENTOS 7. (Khi bạn mua vps thì bạn có quyền lựa chọn hệ điều hành bạn muốn sử dụng)
- Yêu cầu tài khoản root (Khi bạn mua vps thì nhà cung cấp sẽ cấp cho bạn tài khoản root và password)
- Yêu cầu vps chưa được cài đặt gì (Có thể gọi là vps trắng mới tanh từng nhà cung cấp vps đưa cho bạn). Lưu ý: VPS chưa cài bất kỳ dữ liệu nào. Nếu có bạn cần reinstall VPS. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ VPS đều có tính năng này reinstall cả.
- Yêu cầu hình phù hợp với traffic website của bạn : ý mình ở đây traffic của bạn nhiều vô kể mà bạn chỉ thuê một con vps ít cpu và ít gb ram thì toang, nếu ngược lại thì bạn ít traffic bạn mua nhiều nhiều tài nguyên cpu và ram thì thoải mái chả có vấn đề gì luôn.
Cài đặt WPTangToc OLS
Bạn kết nối ssh (bằng phần mềm kết nối ssh nào đó mà bạn chọn và rồi đăng nhập tài khoản root ip mà nhà cung cấp vps cung cấp cho bạn…)
Copy và Paste dòng lệnh sau vào VPS của bạn để tiến hành cài đặt WPTangTocOLS.
curl -sO https://wptangtoc.com/share/wptangtoc-ols && bash wptangtoc-ols
Phần mềm sẽ hỏi bạn 4 câu hỏi:
- Bạn nhập tên website bạn muốn thêm (Ví dụ như là wptangtoc.com)
- tên username của website (bạn nhập cái gì cũng được ví dụ như là giatuandz).
- Chọn phiên bản php (ở đây có 2 tùy chọn là php 8.0 và php 7.4 tùy vào nhu cầu của bạn, nếu website của bạn được hỗ trợ php8.0 thì hãy chọn php8.0 sẽ đem lại hiệu suất và tốc độ tốt hơn).
- Bạn có sử dụng ioncube không (Một số anh em hay sử dụng plugin của anh Lê Văn Toản cần phải sử dụng ioncube thì plugin mới hoạt động nếu bạn có nhu cầu đang sử dụng Ioncube thì đồng ý ấn nút Y, còn chả biết là cái gì và không sử dụng thì ấn nút N để bỏ qua).
- Đổi cổng port ssh. (bạn nhập một số dương bất kì nào đó, vì cổng ssh mặc định là cổng 22, cổng 22 thì hacker nào cũng biết dễ bị rò vì vậy bạn hãy nhập một số dương bất kì nào bạn muốn để nâng cao bảo mật, nếu muốn bỏ qua thì ấn nút enter)
Có muốn tạo database luôn không (bạn ấn Y để tạo database luôn cho bạn, nếu bạn bỏ qua thì vào bên trong menu của WP Tăng Tốc OLS tạo cũng được), WordPress để hoạt động được thì chắc chắc không thể thiếu database rồi.từ phiên bản 1.3.76 quá trình này sẽ diễn ra tự động
Mấy câu hỏi đó tùy vào nhu cầu của chính bạn thì bạn hãy điền nhé.
Chờ 5-15p để WPTangToc OLS tiến hành cài đặt tự động. Thời gian cài đặt nhanh hay chậm phụ thuộc vào cấu hình và tốc độ mạng của VPS bạn đang sở hữu.
Bạn có thể để máy tính ở đó đi làm cốc cafe sau khoảng 15 phút sau quay lại đợi thành quả thôi. (Trong quá trình cài đặt không nên tắt máy ngang là được)
Thời gian cài đặt tốn bao nhiêu thời gian phần mềm sẽ thông kê gửi đến bạn khi qúa trình cài đặt thành công.
Gọi Menu WPTangToc OLS
Để mở menu WPTangToc OLS bạn chỉ cần gõ: 1 bên trong terminal
Nếu bạn muốn thoát bạn có thể nhấn: bấm phím 0 để thoát hoặc ấn tổ hợp phím ctrl + c (nếu bạn sử dụng máy trạm – máy tính cá nhân là Windows và MacOs). Hoặc thích ấn phím nào cũng được trừ các con số có thể thực thi được lệnh thì sẽ thoát.
Bản thân WP Tăng Tốc OLS tích hợp rất nhiều tính để năng để phục vụ bạn có thể dễ dàng quản trị websever hơn đặc biệt là dễ dàng quản trị một website WordPress nhất có thể.
Với những tính năng này được mình tích hợp phát triển thì cho dù bạn chưa có kinh nghiệm, chưa bao giờ quản trị vps hay máy chủ riêng thì cũng dễ dàng quản trị được một cách đơn giản.
Với các tính năng mình phát triển mình cố gắng viết làm sao để cho dễ dùng nhất có thể rồi và mình có viết bài này chia sẻ đơn giản các chức năng của của phần mềm và đặc biệt hơn trong tương lai mình sẽ sớm ra những video hướng dẫn chi tiết hơn nữa, phần mềm đã dễ dùng rồi mình còn làm video chia sẻ hướng dẫn cụ thể nữa thì càng dễ dùng hơn nữa.
Đợi video mà chính xác là seria video về chủ đề phần mềm này.
Giờ quay trở về chủ đề chính nhé, giới thiệu review các tính năng bên trong menu của WPTangTocOLS nhé.
1: Phân quyền website
Nó cũng không mấy quan trọng lắm vì khi bạn dùng tính năng khôi phục website cũng có thể chuyển mã nguồn của bạn vào WP Tang Toc OLS thì cũng sẽ tự động phân quyền rồi.
Tính năng này: nếu bạn tự chuyển database + uploads mã nguồn thủ công khi uploads chuyển xong thì hãy phân quyền để website có thể chạy được.
Lời khuyên là hãy sử dụng tính năng khôi phục website của WP Tăng Tốc OLS để chuyển mã nguồn thì sẽ làm hoàn toàn tự động hết cho bạn nhé.
2: Cài đặt chứng chỉ SSL Miễn Phí
Năm 2021 website thì không thể thiếu chứng chỉ SSL rồi, những lợi ích của việc có ssl thì chắc mình không cần nhắc trong bài viết này.
Bên mình cũng có tích hợp tính năng cài đặt SSL miễn phí giúp bạn và bên mình sẽ tự động gia hạn vĩnh viễn chứng chỉ ssl cho bạn và đặc biệt hơn nữa bên mình cũng có tích hợp khi bạn cài đặt chứng chỉ ssl thì sẽ tự động chuyển hướng http sang https.
3: Sao lưu website
Tính năng sao lưu website, khi bạn cần backup website thì có thể truy cập vào đây và nhập tên website bạn muốn sao.
mọi thứ sẽ dễ ra tự động hoàn toàn.
Toàn bộ mã nguồn dữ liệu backup sẽ được lưu trữ tại: /usr/local/backup-website/domain.com/
Domain.com sẽ thay bằng tên website của bạn.
Một website WordPress thì sẽ backup 2 thứ (là 1 file mã nguồn source code đuôi định dạng .zip + 1 file database đuôi file định đạng .sql)
Ghi chú: mình sẽ thêm các kí hiệu thời gian là đằng sau: giờ_ngày_tháng_năm ở cuối file để bạn có thể dễ dàng khi sau này muốn khôi phục vào thời điểm thời gian bạn muốn.
Nếu cần thiết, bạn có thể hoàn toàn tải các file backup đó về máy tính cá nhân của bạn để lưu trữ nếu bạn muốn hay bên mình còn có tích hợp tính sao lưu backup lưu trữ trên google driver bạn có thể chuyển dữ liệu backup sao lên đó để đảm bảo an toàn hơn nữa. (Tính năng sao lưu backup lưu trữ đám mây google driver mình sẽ review ở phần bên dưới ngay trong bài viết này)
4: Khôi phục website
Khi bạn đã backup trước đó hay bạn muốn chuyển mã nguồn từ ngoài bạn có thể sử dụng tính năng này.
Bạn chỉ việc chọn file bạn muốn backup (1 file mã nguồn + 1 file sql).
Nếu bạn sử dụng backup bằng hệ thống của WPTangToc OLS: mình sẽ thêm các kí hiệu thời gian là đằng sau: giờ_ngày_tháng_năm ở cuối file để bạn có thể dễ dàng khi sau này muốn khôi phục vào thời điểm thời gian bạn muốn.
Nếu bạn uploads từ bên ngoài vào thì các tên file bạn tự ký hiệu thì bạn cần chọn file bạn mong muốn backup.
như vậy là mọi việc sẽ diễn ra hoàn toàn tự động.
5: Hỗ trợ WordPress
Bên trong đây là khá nhiều tính năng để hỗ trợ bạn quản trị website WordPress.
Bên trong này rất là nhiều tính năng, mình sẽ sớm cập nhật phần này nhé.
6: Thêm website
Khi bạn muốn thêm website nữa vào websever, thì bạn có thể sử dụng chức năng này.
Bạn có thể thêm domain khác hay subdomain của bạn (Subdomain thì cũng sẽ được tính riêng biệt như một domain thường)
Bạn có thể thêm thoải mái website của bạn muốn thêm vào, với WP Tăng Tốc thì bạn muốn thêm bao nhiêu cũng được là không giới hạn, chỉ quan trọng là websever của bạn có đủ tài nguyên cân được hết tất cả website của bạn không mà thôi, còn cân được thì cứ thoải mái mà thêm vào.
7: Xóa website
chức năng này giúp bạn xóa website.
8: Thêm database
Khi bạn muốn thêm database thì có thể sử dụng chức năng này.
Bản thân khi bạn tạo lập website hay install WordPress phần mềm sẽ hỏi có muốn tạo database không rồi.
9: Xóa database
Xóa database ngược lại các bên trên.
10: Sao lưu database
Sao lưu database thì cũng gần giống với chức năng sao lưu website, sao lưu website thì sẽ tự động sao lưu cả mã nguồn và database.
Với tính năng này thì bạn có thể chỉ sao lưu mỗi database thôi.
Thư mục lưu trữ database khi bạn backup xong: /usr/local/backup-website/domain.com/
Domain.com sẽ thay bằng tên website của bạn.
11: Khôi phục database
Hệ thống sẽ tìm file có đuôi .sql trong thư mục /usr/local/backup-website/domain.com/
để bạn có thể lựa chọn file sql để khôi phục.
Hay bạn có thể uploads file database vào thư mục /usr/local/backup-website/domain.com/
thì cũng có thể lựa chọn khôi phục.
12: Xóa File backup website
Tính năng này để bạn có thể xóa file backup để cho nhẹ ổ cứng.
Khi Dung lượng ổ cứng disk của bạn đang sắp hết một số file backup của bạn đã quá cũ hay bạn đã lưu trữ nó về máy tính cá nhân rồi hay là bạn đã uploads lên lưu trữ đám mấy rồi thì nếu bạn muốn có thể dùng tính năng này để xóa.
chức năng này sẽ tìm các file trong thư mục: /usr/local/backup-website/domain.com/ (domain.com thay bằng tên miền của bạn)
để bạn lựa chọn có thể xóa file đó.
13: Tải mã nguồn WordPress
Tính năng này sẽ tải mã nguồn mới hoàn toàn cho website của bạn (Bên trong đó có kém sẵn tính năng tạo database và config wp-config nếu bạn muốn)
Nếu bạn muốn tải mã nguồn mới và tính năng này bạn có thể tải mã nguồn mới hoàn toàn để sử dụng các plugin backup. (Phục vụ bạn thuộc tip người chơi hệ thích chuyển website bằng plugin WordPress).
14: Reboot LiteSpeed
Để reboot lại websever LiteSpeed
15: Reboot ALL service
Tính năng này sẽ reboot một số server quan trọng: như Litespeed, Mysql, SSH, fail2ban, crond.
16: Reboot websever
Khởi động lại toàn bộ máy chủ VPS của bạn.
17: Preload Cache LiteSpeed
Tính năng này sẽ tạo cache trước cho website WordPress và đang được sử dụng LSCache tính năng này rất hữu ích trong tăng tốc độ website khi website của bạn quá nhiều mà traffic thì ít đây là tính năng không thể thiếu, mình có bài viết riêng về chủ này bạn có thể tham khảo: LiteSpeed Cache công cụ Preload Crawler Script
18: Khóa IP
Bạn muốn khóa IP của ai đó, đối thủ của bạn hay là hacker đang ngắm bạn… vô vàng lý do. Hay đơn giản là khóa ip người yêu cũ của bạn 😂 😂
19: Mở khóa IP
Ngược lại với bên trên, khi bạn khóa ip đó giờ bạn muốn mở khóa thì có thể sử dụng chức năng này.
20: Thay đổi port ssh
Thay đổi cổng port ssh để nâng cao bảo mật cho vps của bạn, mặc định cổng port ssh sẽ thường là cổng 22 nhưng nếu bạn để port ssh thì đó là lời cảnh báo cực kì nguy hiểm rất dễ hacker tấn công vào.
Bạn cần đổi cổng port ssh nào đó khác với 22 đặc biệt mình khuyến nghị là đổi cổng port từ 1000 đến 30000. (để nâng cao độ khó cho game, hacker có rò thì cũng khó).
Mình cũng tích hợp sẵn công cụ fail2ban và đã được cấu hình nếu ai đó rò cổng port ssh của bạn thì sẽ bị khó IP tạm thời trong vòng 1 tiếng.
21: Cập nhật WPTangToc OLS
Đây là hệ thống mình tích hợp vào hệ thống, để cập nhật từ xa từ server của mình, nếu bạn sử dụng tính nằng nào bị lỗi hay gì đó, và đồng thời khi mình có thời gian vẫn cố gắng phát triển công cụ này trở lên tốt hơn từng ngày, bạn có thể sử dụng tính năng này để cập nhật hệ thống của bạn.
22: duplicate website
Đây là tính năng sao chép spin nguyên một cái website, có rất nhiều lý do để có thể sử dụng tùy vào nhu cầu mỗi người.
Tính năng này sỉnh ra cơ bản để bạn giả lập website, ra subdomain cái website subdomain đó bạn test kiểm tra hay dev trên đó còn website chính thì vẫn chạy đó cũng chỉ là một trong những cách để sử dụng tính năng duplicate website.
23: Tự động sao lưu backup website
Bạn có thể sử dụng tính năng này để tự động hóa sao lưu website WordPress của bạn, tính năng này mình chỉ viết theo là backup 1 tuần 1 lần và người dùng có thể sử dụng và lựa chọn là sẽ backup giờ nào và ngày nào trong tuần – với mình thì nhu cầu backup 1 tuần 1 lần tự động thì hợp lý với nhu cầu đa phần mọi người dùng WordPress, nếu bạn muốn backup nhiều hơn nữa thì hãy tự backup thủ công nhé, chọn trong phần menu ấn phím 3 để backup.
Với tính năng này khi bạn kích hoạt sử dụng: mình chỉ lưu trữ 2 tối đa cho 2 tuần gần nhất mà thôi rồi sẽ tự động xóa đi (tránh bị full dung lượng ổ cứng disk).
bạn cũng có phát triển bạn hoàn toàn cũng có thể sử dụng tính năng này kết hợp với tính năng sao lưu google driver.
Cũng có thể gọi là tự động hóa backup rồi uploads lên lưu trữ đám mấy.
Thư mục lưu trữ các file backup thì: /usr/local/backup-website/domain.com
(domain.com thì thay bằng tên website của bạn)
Nếu trong trường hợp bạn có dùng thêm tính năng tự động sao lưu lên google driver thì ở thư mục google driver: wptangtoc_ols_backup/domain.com (domain.com thay bằng tên miền của bạn).
File backup tự động hoàn tuần sẽ được định dạng ở cuối để bạn dễ phân biết nếu bạn muốn khôi phục: hangtuan-cua-tuan-truoc-nua và backuptudonghangtuan
- ở cuối tên file: hangtuan-cua-tuan-truoc-nua — nghĩa là đây là file backup của tuần trước nữa
- ở cuối tên file: backuptudonghangtuan — nghĩa là file backup của tuần này gần đây nhất
định dang trên google driver thì cũng tương tự như vậy.
24: Tắt tự động sao lưu
Khi bạn kích hoạt tự động sao lưu vì lý do nào đó bạn không muốn tự động sao lưu nữa bạn có thể sử dụng tính năng này để tắt nó đi.
25: Danh sách domain
Bạn có thể xem những tên miền nào bạn đã được thêm bạn thêm vào rồi và có thể xem được vị trí của những tên miền đó vị trí mã nguồn đặt ở đâu.
Thông thường thì vị trí của mã nguồn website sẽ đặt ở : /usr/local/lsws/domain.com/html (domain.com thay bằng tên miền của bạn)
26: Tạo shortcuts mã nguồn
ở phần trên mình có chia sẻ là Thông thường thì vị trí của mã nguồn website sẽ đặt ở : /usr/local/lsws/domain.com/html (domain.com thay bằng tên miền của bạn).
nhiều bạn cảm thấy show quá và cảm thấy không thoải mái khi phải đánh cd /usr/local/lsws/domain.com/html (domain.com thay bằng tên miền của bạn) hơi dài, thì với tính năng này thì sẽ tạo shortcuts cho bạn.
Thay vì bạn phải gõ: cd /usr/local/lsws/domain.com/html
thì bạn chỉ cần gõ: cd domain.com
là đã có thể truy cập vào ngay mã nguồn website của bạn rồi.
Ghi chú: domain.com thay bằng tên miền của bạn.
27: Mở Webguiadmin
Mặc định khi cài đặt OpenLiteSpeed sẽ đi kèm với webguiadmin để bạn có thể thêm website hay tương tác với máy chủ nhưng mà mình đã tắt tính năng này đi để nâng cao bảo mật hơn, nếu bạn có thể thêm website hay tương tác với máy chủ… thì có thể hoàn toàn sử dụng các tính năng của WPTangToc OLS để làm các công việc đó.
webguiadmin là trang để bạn điều trỉnh websever với đa phần những người dùng cơ bản thì rất khó để sử dụng.
mở webguiadmin trừ khi bạn đang hiểu mình sẽ làm gì và bạn đã có kinh nghiệm hiểu điều mình sẽ làm khi mở webguiadmin.
28: Tắt webguiadmin
Khi bạn mở webguiadmin ra và đã làm xong công việc của mình rồi, thì bạn có thể tắt webguiadmin để nâng cao bảo mật hơn.
29: Chuyển toàn bộ VPS
Chuyển toàn bộ dữ liệu vps từ vps này sang vps khác, câu chuyện bạn đang sử dụng VPS hãng này chất lượng không tốt bạn chuyển nhà cung cấp khác thì đó là câu chuyện hoàn toàn bình thường như cơm bữa, bản thân mình cũng hay chuyển vì nhu cầu đó mình cũng đã tích hợp sẵn tính năng này trong WP Tăng Tốc OLS, để mọi người có thể chuyển từ vps này qua vps khác một cách hết sức đơn giản và dễ dàng
Tính năng này giúp các bạn chuyển toàn bộ web hosting VSP/ máy chủ riêng từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp VPS/ máy chủ riêng khác. (chuyển cả database, chuyển cả, websersever, SSL … chuyển toàn bộ. Cách chuyển này gần như là không bị downtimes 1 giây nào hết)
Bằng một nguyên nhân lý do nào đó muốn chuyển nhà cung cấp vps nào đó, bạn có thể sử dụng tính năng chuyển toàn bộ VPS này.
28: Cấu hình php.ini
Nếu bạn muốn sửa lại php.ini bằng lý do nào đó.
lý do cơ bản nhất là bạn muốn uploads cái gì đó lên bằng php mà file uploads đó to hơn mức dung lượng > 8MB được mình cấu đặt ra. thì bạn có thể sửa lại to hơn một chút để phù hợp với file dung lượng mà bạn muốn uploads.
Khi bạn uploads xong thì hãy vui lòng khôi phục lại vị trí cũ, vì cách thống số cấu hình mình đã tối ưu kỹ rồi hết rồi.
29: Khôi phục php.ini
Tính năng này để khôi phục php.ini về lúc trước khi bạn chỉnh sửa php.ini
30: Thay đổi password ssh
Bạn có thể sử dụng chức năng này để thay đổi password tài khoản của bạn.
31: Thiết lập sao lưu rclone lưu trữ google driver
Với chức năng này bạn có thể giúp bạn sao lưu website uploads lên google driver để lữu trữ hay bạn có thể tự động sao lưu để uploads lên lưu trữ đam mây.
Uploads sao lưu backup lên google driver để cho nó chắc cốp hơn và an toàn hơn, không để trứng ở một rò.
Google driver khi bạn tạo một tài khoản miễn phí họ cho 15Gb dung lượng miễn phí cũng khá là ổn áp để sử dụng, chất lượng và sử độ ổn định của google driver thì tuyệt vời rồi. (Nếu nhu cầu sao lưu cao bạn có thể hoàn toàn thuê thêm dung lượng google google driver) – mình nghĩ nhu câu cơ bản thì 15GB google driver cho thì cũng khá thoải mái để sao lưu, lưu trữ backup website WordPress rồi.
31: Hủy thiết lâp sao lưu rclone lưu trữ google driver
Bằng một lý do nào đó bạn kích hoạt sao lưu rclone lưu trữ google driver giờ muốn hủy bỏ có thể sử dụng chức năng này, hay cơ bản nhất là hội anh em khi đã sử dụng hết dung lượng 15GB lưu trữ đám mây google driver và không muốn bỏ tiền ra thuê dung lượng lưu trữ đám mấy google driver (Tiền thuê thêm dung lượng lưu trữ đám mây google driver giá không hề rẻ thay vì tiền đó thì đập vào cấu hình máy chủ vps/máy chủ riêng cũng là lựa chọn hợp lý) thì hủy thiết lập google driver và thay tài khoản google khác lại có 15GB tiếp tục cuộc chơi.
32: Download file backup từ google driver
Khi bạn muốn restore mà các file backup bạn để ở lưu trữ đám mấy không để ở trong local máy chủ websever của bạn.
Bạn có thể sử dụng tính năng này để những file backup website của bạn về để khôi phục.
33: Quản lý logs
Quản lý logs, theo mặc định thì mình chỉ để log server lại và tắt mặc định logs của domain (vì đơn giản không phải ai cũng biết đọc logs bật logs thì máy chủ phải tốn tài nguyên ghi logs như vậy gây lãng phí tài nguyên máy chủ, tài nguyên đó thì để phục vụ người dùng nâng cao khả năng chịu tải của máy chủ…)
Nếu bạn có nhu cầu đọc logs:
Bạn có thể kích hoạt logs domain và bạn có thể xem logs.
34: Thông tin websever
Thông tin vps của bạn đầy đủ mọi thứ thông tin vps/máy chủ riêng của bạn, bạn có thể xem.
Các thông tin:
- Websever:
- Phiên bản PHP bạn đang sử dụng
- Phiên bản WPTangToc OLS của bạn
- CPU model
- Number of cores
- Xung đơn core
- Xem dung lượng ram
- Xem dung lượng ổ cứng
- Công nghệ ảo hóa (Nếu dùng VPS)
- IP của vps/máy chủ
- Hệ điều hành đang sử dụng
- …
Tóm tắt:
Đây là một phần mềm do chính mình phát triển với sứ mệnh xây dựng một phần mềm thiết lập cấu hình tự động và quản trị websever miễn phí mà hiệu suất tốt nhất.
Mith Nguyen đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Một script rất hay ho, cảm ơn admin đã chia sẻ.
Nghĩa đã bình luận:
Trong WP Tăng Tốc
Khi sử dụng unix socket /var/run/redis/redis.sock thì phần kiểm tra của litespeed lại không thông qua. Nhưng khi dùng localhost thì nó lại thông qua.
Vậy nên dùng cái nào để chắc chắn redis chạy nhỉ?